DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp mt08c ĐH GTVT TP HCM.
Để trở thành thành viên của diễn đàn xin mời bạn đăng kí.
Nếu chưa muốn đăng kí mời bạn chọn do not display again.
Chúc bạn vui vẻ với diễn đàn. Mong bạn ủng hộ. ^_^
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp mt08c ĐH GTVT TP HCM.
Để trở thành thành viên của diễn đàn xin mời bạn đăng kí.
Nếu chưa muốn đăng kí mời bạn chọn do not display again.
Chúc bạn vui vẻ với diễn đàn. Mong bạn ủng hộ. ^_^
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN LỚP MT08C


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA Ý THỨC VÀ VẬT CHẤT : ( ý nghĩa phương pháp luận)

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 37
Points : 124
Reputation : 1
Join date : 24/10/2009
Age : 33
Đến từ : Nam Định

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA Ý THỨC VÀ VẬT CHẤT : ( ý nghĩa phương pháp luận) Empty
Bài gửiTiêu đề: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA Ý THỨC VÀ VẬT CHẤT : ( ý nghĩa phương pháp luận)   MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA Ý THỨC VÀ VẬT CHẤT : ( ý nghĩa phương pháp luận) I_icon_minitimeThu Jul 21, 2011 9:39 am

 Khái niệm :
Vật chất là 1 phạm trù TH, dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không thuộc vào ý thức. Vật chất được hiểu theo nghĩa rộng nhật, chung nhất. “Dùng để chỉ thực tại khách quan” là tất cả những gì tồn tại, độc lập với ý thức của con người. “Được đem lại cho con người trong cảm giác” là vật chất khi tác động vào con người thì gây ra cảm giác cho con ngừơi. Cảm giác đó được nhận bằng trực tiếp, gián tiếp, tuỳ theo cường độ”. “Được cảm giác của con người chụp lại, chép lại, phản ánh” là vật chất có trứơc, cảm giác, ý thức con người có sau. Con người có khá nang nhận thức được thế giới. Cuối cùng “tồn tại không thuộc vào ý thức” tức là vật chất tồn tại độc lập với ý thức của con ngừơi.
Ý thức là là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc của con người 1 cách năng động và sáng tạo.
 Mối quan hệ biện chứng giữa ý thức và vật chất.
• Vật chất quyết định ý thức: vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất sinh ra ý thức. Vì vật chất là nguồn gốc của ý thức , những yếu tố hình thành nên ý thức con người như bộ óc con người, thuộc tính phản ánh bộ óc con người, lao động ngôn ngữ đều thuộc lĩnh vực vật chất. Những nhân tố vật chất quy định nội dung và tính chất của ý thức. Vật chất tạo ra những điều kiện để ý thức được hiện thực hoá.
• Ý thức tồn tại độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người: Bản thân của ý thức nếu không thông qua hoạt động của con người thì không thể hiện được vai trò tác động và cải tạo điều kiện nhân tố vật chất. Ý thức phản ánh thuộc tính bản chất, tính quy luật của hiện thực khách quan cho nên nó có vai trò định hướng cho hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con ng` diễn ra theo 2 khuynh hứơng cơ bản : hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của những nhân tố vật chất.
( Vật chất quyết định nội dung của ý thức hiện thực khách quan giống như là bản chính, ý thức giống như là bản sao.Vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức. Khi hiện thực khách quan, điều kiện sống thay đổi dẫn đến ý thức thay đổi.Vật chất là điều kiện khách quan để hiện thực hóa ý thức tư tưởng)
• Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra ( nguyên tắc ) :
- Tôn trọng khách quan và những biểu hiện của việc tôn trọng khách quan. Vì vật chất quyết định ý thức nên trong hoạt động nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn con người tôn trọng nguyên tắc khách quan, phải lấy những nhân tố vật chất làm cơ sở, nền tảng. Xuất phát từ thực tiễn khách quan có nghĩa là xuất phát từ chính sự vật, từ những hiện tượng vốn có để kết luận bản chất sự vật, không được đem ấn tượng vốn có để áp đặt cho sự vật. Nói cách khác xuất phát từ thực tiễn khách quan còn có ý nghĩa là phải tôn trọng quy luật khách quan , nhận thức, vận dụng và hành động phù hợp quy luật khách quan, không được bất chấp quy luật.
- Phát huy tính năng động chủ quan. Phát huy tính năng động chủ quan có nghĩa là phát huy tính tích cực tiên phong của ý thức, hạn chế mặt tiêu cực trì trệ của ý thức. Vì ý thức có sự tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con ng` nên con người cần phải phát huy tính năng động, sáng tạo của mình, góp phần cải tạo thực tiễn.
Chống thái độ tiêu cực dựa vào điều kiện khách quan mà ngồi chờ không dám manh động thậm trí dẫn đến thái độ đầu hàng, khuất phục trước khó khăn của hoàn cảnh. Suy cho cùng là hạ thấp vai trò của ý thức.
Chống bệnh chủ quan duy ý trí : thái độ chống khả năng áp đặt cho hiện thực, hành động phiêu lưu mạo hiểm làm bừa làm ẩu không tính toán không chuẩn bị những điều kiện vật chất khách quan.
Nói tóm lại, trong mối quan hệ giứa vật chất và ý thức theo chủ nghĩa duy vật biện chứng , vật chất bao giờ cũng đóng vai trò quyết định đối với ý thức, nhưng ý thức có tính tích cực năng động tác động trở lại vật chất. Mối quan hệ tác động qua lại giữa vật chất và ý thức diễn ra phải thông qua hoạt động của con người. Cho nên việc nâng cao vai trò của ý thức đối với vật chất chính là ở chỗ nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng các quy luật ấy trong hoạt động thực tiễn của con người.
Vận dụng:
- Sự vận dụng của đảng:
Đại hội VI đảng ta thừa nhận đã mắc sai lầm trong việc xây dựng mục tiêu, bước đi xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.
Đại hội VII, trong cương lĩnh của đảng, cũng thừa nhận đã mắc sai lầm chủ quan duy ý trí vi phạm quy luật khách quan. Đảng đã nêu ra bài học kinh nghiệm “ mọi đường lối chủ trương của đảng phải xuất phát từ thực tế và tôn trọng quy luật khách quan”.
Đại hội VIII, đảng khẳng định: “ phải lấy việc phát huy nhân tố con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”.
Đại hội IX,đảng nhấn mạnh “ nguồn lực con người là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững”.
- Chống chủ nghĩa khách quan:
Chủ nghĩa khách quan là chủ nghĩa cho rằng con người hoàn toàn bất lực trước hoàn cảnh khách quan dẫn đến tư tưởng thụ động, trông chờ vào các biện chứng khách quan dẫn đến giáo điều nghĩa là áp dụng các chủ trương, chính sách 1 cách máy móc, thiếu tính toán phù hợp cho ngành của mình.
Để chống chủ nghĩa khách quan cần quán triệt tất cả các quan điểm khách quan dựa trên cơ sở lý luận, là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Khi đề ra những chủ trương chính sách, những mục tiêu phát triển phải xuất phát từ những điều kiện thực tế khách quan, nắm được quy luật khách quan và tôn trọng hành động theo pháp luật. Điều này có nghĩa là trong thời kỳ đổi mới nó giúp cho hoạt động đúng hơn, hiệu quả hơn, tránh đi sâu vào xu hướng mong muốn chủ quan.
Khi đề ra những chủ trương, chính sách và vận dụng vào đời sống xã hội thì chúng ta phải xem những chủ trương, chính sách đó có phù hợp hay không? Và đòi hỏi chúng ta phải tổng kết hoạt động thực tiễn, muốn tổng kết đúng thì phải dựa vào điều kiện thực tiễn khách quan và dựa trên kết quả của hoạt động thực tiễn đang diễn ra trên các ngành, kết quả như thế nào thì tổng kết đúng như thế.
Đối với đảng viên, y/c phải đảm bảo tính khách quan trung thực, không được bóp méo, xuyên tạc sự thật.
Việc tổng kết không đúng thực tiễn do một vài nguyên nhân như do trình độ năng lực yếu kém, do lợi ích cá nhân chạy theo chủ nghĩa thành tích.
- Chống bệnh chủ quan duy ý trí.
Phải chống bệnh chủ quan duy ý trí vì : Bệnh dẫn đến hoạt động phiêu liêu làm bừa bãi làm ẩu, không dựa vào những điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết, không tính toán.
Đây là một trong những bài học kinh nghiệm của đại hội đảng VII để chỉ đạo nhận thức hoạt động thực tiễn giúp cho các cán bộ đảng viên trong thời đại mới không rơi vào bệnh chủ quan, nóng vội duy ý chí.
Ở nước ta bệnh biểu hiện ở chỗ chưa hiểu đúng chủ nghĩa xã hội, về mô hình CNXH trong thực tế có lúc xa rời thực tế khách quan như là không thừa nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và nóng vội chủ quan biểu hiện ở chỗ muốn nền sản xuất chỉ có 1 hoặc 2 thành phần kinh tế.
Nguyên nhân của bệnh chủ quan duy ý chí là xuất phát từ ý muốn lấy ý chí áp đặt thực tiễn, lấy ảo tưởng thay thế hiện thực do yếu kém về mặt lý luận, do ảnh hưởng tâm lý của sản xuất nhỏ, lạc hậu, thiếu tính toán một cách chặt chẽ, do đơn vị giai cấp.
Để chống bệnh chủ quan duy ý chí thì phải tiến hành cuộc cách mạng để đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên sản xuất lớn tiên tiến làm cho kết cấu giai cấp thay đổi đồng thời nâng cao nhận thức của con người. Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước chính là thực hiện mục tiêu này.

Ví dụ :
+ Tôn trọng, chấp hành nghiêm túc nội qui, qui chế của nhà trường, định hướng học tập đúng đắn luôn có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng vươn lên  tôn trọng khách quan.
+ Có thái độ tôn trọng tri thức khoa học, học tập kế thừa tri thức khoa học vận dụng trong thực tiễn  phát huy tính năng động chủ quan.
Về Đầu Trang Go down
https://mt08c.forum-viet.com
 
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA Ý THỨC VÀ VẬT CHẤT : ( ý nghĩa phương pháp luận)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA 2 NGUYÊN LÝ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT ( 2 nguyên lý và các quan điểm
» CÂU 3 : SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
» 1 QUY ĐỊNH CHUNG VỀ SỔ TAY QUẢN LÝ AN TOÀN
» 2. Quản lý dầu mỡ
» Quản lý hoạt động của thiết bị

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C  :: Mục học tập :: Nguyên lý Mac-Tư tưởng Bác Hồ-
Chuyển đến