DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp mt08c ĐH GTVT TP HCM.
Để trở thành thành viên của diễn đàn xin mời bạn đăng kí.
Nếu chưa muốn đăng kí mời bạn chọn do not display again.
Chúc bạn vui vẻ với diễn đàn. Mong bạn ủng hộ. ^_^
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp mt08c ĐH GTVT TP HCM.
Để trở thành thành viên của diễn đàn xin mời bạn đăng kí.
Nếu chưa muốn đăng kí mời bạn chọn do not display again.
Chúc bạn vui vẻ với diễn đàn. Mong bạn ủng hộ. ^_^
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN LỚP MT08C


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 “QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP” (HAY CÒN GỌI LÀ “QUY LUẬT MÂU THUẪN) : (nội dung của quy luật mâu thuẫn)

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 37
Points : 124
Reputation : 1
Join date : 24/10/2009
Age : 33
Đến từ : Nam Định

“QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP” (HAY CÒN GỌI LÀ “QUY LUẬT  MÂU THUẪN) : (nội dung của quy luật mâu thuẫn) Empty
Bài gửiTiêu đề: “QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP” (HAY CÒN GỌI LÀ “QUY LUẬT MÂU THUẪN) : (nội dung của quy luật mâu thuẫn)   “QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP” (HAY CÒN GỌI LÀ “QUY LUẬT  MÂU THUẪN) : (nội dung của quy luật mâu thuẫn) I_icon_minitimeThu Jul 21, 2011 9:42 am

Quy luật là 1 phạm trù TH dùng để chỉ mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến được lặp đi lặp lại của các mặt, các yếu tố trong cùng 1 sự vật hay giữa các sự vật khác nhau.
 Quan hệ biện chứng của các mặt đối lập.
(Câu hỏi khác : Anh chị hãy phân tích câu nói cảu Lênin “ Phát triển là sự đấu tranh của các mặt dối lập”? )

- Mặt đối lập là những mặt khác nhau và có khuynh hướng vận động trái ngược nhau cùng tồn tại trong 1 chỉnh thể , 1 sự vật, 1 hiện tượng nào đó.
* VD: Điện tử và hạt nhân là 2 mặt đối lập trong 1 nguyên tử của 1 chất, đồng hóa và dị hóa, hấp thụ và bài tiết, di truyền và biến dị là các mặt đối lập tồn tại trong các cơ thể duy vật. Hay trong con người cũng có những mặt tốt và mặt xấu cùng tồn tại trong 1 con người.
* VD: Trong 1 chỉnh thể xã hội : Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là 2 giai cấp khác nhau về lợi ích , lập trường chính trị nhưng cùng tồn tại trong 1 thể chế xã hội đó là XH tư bản.
- Sự thống nhất biện chứng của các mặt đối lập : Vì các mặt đối lập cùng tồn tại trong 1 chỉnh thể cho nên chúng thống nhất với nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập chính là sự cùng tồn tại tác động ràng buộc, quy định và chuyển hoá lẫn nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. Sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ mang tính tương đối vì nó chỉ thể hiện ở một số mặt, một số phương diện khía cạnh nào đó thì nó mới vận động, tồn tại và phát triển.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập : tức là các mặt đối lập tác động theo khuynh hướng phủ định và bài trừ lẫn nhau vì nó khác nhau nên xuất hiện sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Đấu tranh mang tính tuyệt đối vì nó mang tính khách quan có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Nhờ sự đấu tranh mặt đối lập là động lực thúc đẩy sinh vật hiện tượng phát triển vì thông qua đấu tranh các mặt đối lập phải tự điều chỉnh bản thân mình cho phù hợp điều kiện hoàn cảnh mới đặt ra. Sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập có 3 hình thức chuyển hoá cơ bản :
+ 1 bộ phận của mặt đối lập này chuyển hoá sang mặt đối lập khác.
+ Mặt đối lập này chuyển hoá sang mặt đối lập khác (giai cấp thống trị è giai cấp bị trị).
+ Cả 2 mặt đối lập đều bị triệt tiêu và hình thành những mặt đối lập mới.
 Mâu thuẫn của sự vật.
- Mâu thuẫn là mối liên hệ của hai mặt đối lập.
- Quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn: ban đầu mâu thuẫn thể hiện ở sự khác nhau của những sự vật hiện tượng nhưng sau đó phát triển thành hai mặt đối lập riêng biệt và hai mặt đối lập đó ngày càng diễn ra sự xung đột mạnh mẽ, gay gắt. Đến lúc nào đó hai mặt đối lập có sự chuyển hoá lẫn nhau tức là mâu thuẫn được giải quyết với sự kiện mới, sự vật mới ra đời. Sự vật mới ra đời xuất hiện mâu thuẫn mới và cứ thế mâu thuẫn của sự vật tồn tại một cách khách quan trong quá trình vận động và phát triển của sự vật.
 Phân loại mâu thuẫn
Vì mâu thuẫn của sự vật có tính chất khách quan, phổ biến, đa dạng, phong phú và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người nên việc phân loại mâu thuẫn là việc làm cần thiết.
• Căn cứ vào mối quan hệ đối với sự vật đuợc xem xét, người ta phân loại thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn của các mặt cấu thành sự vật đó. Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ giữa sự vật đó với sự vật khác.Việc phân chia mâu thuẫn bên trong và bên ngoài chỉ là tương đối, tuỳ theo phạm vi xem xét. Cùng một mâu thuẫn nhưng xét trong mối quan hệ này là mâu thuẫn bên ngoài, nhưng xét trong mối quan hệ khác là mâu thuẫn bên trong.
Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật hiện tượng. Tuy nhiên việc giải quyết mâu thuẫn bên trong không thể tách rời mâu thuẫn bên ngoài, việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn bên trong, cho nên chúng không ngừng tác động qua lại lẫn nhau.
• Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản trong đó mâu thuẫn cơ bản giữ vai trò quyết định.
- Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn qui định bản chất của sự vật, qui định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật.Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi căn bản về chất.
- Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó không qui định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nảy sinh hay được giải quyết không làm cho sự việc thay đổi về chất.
• Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể mà được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
- Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó.
- Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật, nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối. Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu góp phần vào từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.
• Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, mâu thuẫn chia thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
- Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn cơ bản đối lập nhau.
- Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất nhau, chỉ đối lập những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời.
Từ sự phân tích trên ta có thể rút ra được nội dung khái quát của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập như sau: “Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng được hình thành từ những mặt, những nhân tố khác, trong đó có những mặt vận động, biến đổi theo khuynh hướng trái ngược nhau gọi là những mặt đối lập. Cứ 2 mặt đối lập tạo nên 1 mâu thuẫn. Sự thống nhất đấu tranh của các mặt đối lập diễn ra trong 1 giai đoạn nhất định , dẫn đến sự chuyển hoá giữa chúng, khi đó mâu thuẫn được giải quyết sự vật mới ra đời, hình thành nên mâu thuẫn mới với những mặt đối lập mới và sự thống nhất , đấu tranh của các mặt đối lập tiếp tục diễn ra…. cứ như thế tạo nên động lực phát triển của sự vật, hiện tượng.”
 Ý nghĩa phương pháp luận.
+ Vì mâu thuẫn là động lực phát triển sự vật hiện tượng cho nên trong hoạt động thực tiễn con ngưòi muốn có sự phát triển thì phải tìm ra mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn
+ Vì mâu thuẫn mang tính đa dạng cho nên trong nhận thức cũng như trong cuộc sống con người cần phải biết phân loại vai trò vị trí cuả từng loại mâu thuẫn vận dụng một cách năng động sáng tạo
Đảng cộng sản Việt Nam đã xây dựng đất nước như thế nào về đường lối chủ trương chính sách để phát triển đất nước trong mối quan hệ thống nhất, đấu tranh của các mặt đối lập
- Kinh tế: nhà nước phát triển kinh tế Việt Nam nhiều thành phần theo định hướng XHCN
+ Thống nhất: trong cùng không gian ,thời gian xã hội VN chấp nhận nhiều thành phần kinh tế xã hội cùng phát triển trong khi các thành phần kinh tế có sự đối lập lẫn nhâu. ví dụ như: thành phần kinh tế tư nhân với tư hữu về tư liệu sản xuất mâu thuẫn với thành phần kinh tế nhà nước với sự công hữu về tư liệu sản xuất
+ Đấu tranh: dù thống nhất cùng tồn tại nhưng các thành phần kinh tế đấu tranh lẫn nhau để ngày càng phát triển lâu dài đưa nền kinh tế nhà nước thành thành phần kinh tế chủ đạo phát triển đất nước
- Chính trị: đa phuong hoa, đa dạng hoá các mối quan hệ hợp tác quốc tế, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ lẫn nhau,hợp tác hai bên cùng có lợi, không phân biệt sắc tộc chế độ chính trị, tôn giáo
+ Thống nhất: cho dù VN là một nước XHCN nền kinh tế đang phát triển nhưng việc hợp tác kinh tế của VN không vì thế mà bị bó hẹp ở phạm vi một vài lãnh thổ một vài nước mà là cả thế giới
+ Đấu tranh : cho dù hợp tác với nhiều quốc gia nhiều thành phần kinh tế khác nhau nhưng VN luôn luôn phải đấu tranh vì một nền độc lập lãnh thổ, chính trị, kinh tế và bảo vệ lợi ích của quốc gia trước những thế lực khác chính trị khác nhằm phát triển VN
- Văn hoá: xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc tộc
+ Thống nhất: VN tiếp thu nền văn hoá tiên tiến của nhân loại, đồng thời kế thừa phát huy nền văn hoá của dân tộc. Trong thời đại hiện nay khi nước ta mở cửa nền kinh tế việc hoà hợp về văn hoá là yếu tố để thúc đẩy phát triển đất nước
+ Đấu tranh: đó là đấu tranh loại bỏ những lạc hậu của nền văn hoá của đất nước, những văn hoá mới du nhập của nước ngoài không phù hợp với xã hội và văn hoá của đất nước ta. Đồng thời đấu tranh giữ những truyền thống tốt đẹp tồn tại hàng ngàn năm của dân tộc mình ví như: truyền thống đoàn kết, yêu nước, tự tôn dân tộc …
- Xã hội: chịu tác động của cơ chế thị truờng để tăng trưởng kinh tế đồng thời có những biện pháp những đối sách khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường
+ Thống nhất: khi mở của nền kinh tế xã hội cũng phát triển vì vậy xã hội cần thống nhất thành một chỉnh thể để cùng chung tay xây dựng đất nươc
+ Đấu tranh: những mặt tốt của cơ chế thị trường là phát triển kinh tế xã hội đất nước nhưng đồng thời mang lại cho nền kinh tế những tệ nạn những thảm hoạ vì vậy cần đấu tranh làm trong sạch xã hội, giữ vững an ninh xã hội.
Về Đầu Trang Go down
https://mt08c.forum-viet.com
 
“QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP” (HAY CÒN GỌI LÀ “QUY LUẬT MÂU THUẪN) : (nội dung của quy luật mâu thuẫn)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CÂU 4: QUY LUẬT QHSX PHÙ HỢP VỚI QUY LUẬT PHÁT TRIỂN CỦA LLSX:
» CÂU 3 : SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
» Thông báo ra mắt diễn đàn
» CÂU 5 : VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC M-L (con người trong triết học M-L, vận dụng )

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C  :: Mục học tập :: Nguyên lý Mac-Tư tưởng Bác Hồ-
Chuyển đến