DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp mt08c ĐH GTVT TP HCM.
Để trở thành thành viên của diễn đàn xin mời bạn đăng kí.
Nếu chưa muốn đăng kí mời bạn chọn do not display again.
Chúc bạn vui vẻ với diễn đàn. Mong bạn ủng hộ. ^_^
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp mt08c ĐH GTVT TP HCM.
Để trở thành thành viên của diễn đàn xin mời bạn đăng kí.
Nếu chưa muốn đăng kí mời bạn chọn do not display again.
Chúc bạn vui vẻ với diễn đàn. Mong bạn ủng hộ. ^_^
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN LỚP MT08C


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 CÂU 5 : VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC M-L (con người trong triết học M-L, vận dụng )

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 37
Points : 124
Reputation : 1
Join date : 24/10/2009
Age : 33
Đến từ : Nam Định

CÂU 5 : VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC M-L (con người trong triết học M-L, vận dụng ) Empty
Bài gửiTiêu đề: CÂU 5 : VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC M-L (con người trong triết học M-L, vận dụng )   CÂU 5 : VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC M-L (con người trong triết học M-L, vận dụng ) I_icon_minitimeThu Jul 21, 2011 9:47 am

Vấn đề con người luôn là chủ đề trung tâm của lịch sử triết học từ cổ đại đến hiện đại. Trong đó bản chất con người, các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong đời sống con người, cũng như vị trí của con người đối với thế giới là một học thuyết giải phóng con người, hướng tới mục đích vì con người – chủ thể của lịch sử, xã hội, thể hiện bản chất cách mạng và khoa học của Triết học Mác – Lênin.
 Trước hết theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin về vấn đề con người:
- Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội.
- Mặt sinh học của con người thể hiện ở những điểm sau:
+ Con người đã đang và sẽ là 1 cơ thể sống chịu sự chi phối của các quy luật sinh học.
+ Con người có những nhu cầu sống mang tính bản năng như : ăn, mặc, ở, …
+ Những tố chất sinh học như : thể lực, tính khí , sự nhạy cảm của các giác quan có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội của con người.
=> Mặt sinh học của con người tạo nên bản chất tự nhiên của con người ( không do con người quyết định ).
Nếu chỉ dừng lại ở mặt sinh học thì chưa lý giải được 1 cách toàn diện về vấn đề con người.
- Mặt xã hội của con người.
+ Chính những hoạt động sống trong xã hội, đặc bịêt là lao động làm cho con người vốn là động vật nhưng không tồn tại thuần tuý như 1 động vật giúp con người dần dần trút bỏ đời sống dã man tiến lên đời sống văn minh và ngày càng hoàn thiện hơn về cấu trúc sinh học về năng lực trí tuệ cũng như về phẩm chất, đạo đức.
+ Con người có những nhu cầu XH như : thẩm mĩ, học tập, danh tiếng, tự khẳng định mình, tình cảm đạo đức, và khi thực hiện nhu cầu con người luôn chú ý đến việc kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng XH.
+ Con người chịu sự chi phối của những quy luật XH, chịu sự chi phối của những điều kiện, hoàn cảnh sống, mối quan hệ XH.
+ Tạo nên bản chất xã hội của con người.
- Sự thống nhất biện chứng giữa mặt sinh học và mặt XH trong con người :
+ Mặt SH là tiền đề vật chất của con người và trên cơ sở tiền đề đó, mặt XH mới hình thành và phát triển cho nên khi nói đến con người thì cần phải chú ý đến những nhu cầu sinh học của con người.
+ Mặt XH có vai trò quyết định bản chất của con ngừơi , nó định hướng cho việc thực tiễn những nhu cầu sinh học làm cho những nhu cầu sinh học được thực hiện 1 cách nhân văn hơn.
 Kết luận : con người ngoài chịu sự chi phối của các quy luật sinh học , quy luật tâm lý , quy luật XH thì con người với tư cách là 1 thực thể của vũ trụ, còn chịu sự chi phối bởi những quy luật chung nhất của vũ trụ như quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng - chất, quy luật phủ định của phủ định.
 Bản chất của con người :
- Con ng` mang bản chất XH trong tính hiện thực của nó , bản chất của con người là tổng hoà các quan hệ XH.
- Con ng` mang bản chất XH là vì :
+ Bản chất của con người do các điều kiện XH quy định , con người sống trong những hoàn cảnh, điều kiện XH khác nhau nên có các bản chất khác nhau.
+ Trong tính hiện thực của nó có nghĩa là không có con người trừu tượng chung mà con người luôn tồn tại 1 cách cụ thể trong những mối quan hệ XH nhất định nào đó và bản chất con người được thể hiện thong qua những con người cụ thể.
+ Bản chất con người là tổng hoà các quan hệ XH có nghĩa là tất cả các quan hệ XH góp phần quy định bản chất của con người.
NHư vậy bản chất con người không được sinh ra mà được hình thành và thay đổi theo sự hình thành và thay đổi của các quan hệ xã hội trong đó quan trọng nhất là mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất.Như vậy, bản chất con người không được sinh ra mà bản chất con người được sinh thành tức là nó được hình thành và thay đổi theo sự hình thành và thay đổi của các quan hệ xã hội. Cho nên, “sống trong XH mà lại thoát khỏi XH ấy để được tự do là điều không thể được”.
 Con người vừa là sản phẩm , vừa là chủ thể của lịch sử XH.
- Con người là sản phẩm vì con người là được hình thành từ sự tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên , chịu sự chi phối của các quy luật XH.
- Con người là chủ thể của lịch sử XH là vì bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ XH tác động biện chứng lẫn nhau, ảnh hưởng nhân cách con người, thông qua hoạt động của mình mà con người đã làm biến đổi giới tự nhiên , xây dựng nên những lĩnh vưc trong đời sống XH.
 Những định hướng giải phóng con người
- Vì bản chất con người là tổng hợp của XH nên muốn giải phóng con gnười thì phải xoá bỏ những mqhệ XH.
- Giải phóng con người là đem lao động tự do, bình đẳng, bác ái khẳng định ở mỗi cá nhân, con người, xoá bỏ sự áp bức bóc lột.
- Tiền đề vật chất để giải phóng con người là phát triển nền sản xuất.
- Con đường để giải phóng con người là khắc phục sự tha hoá lao động, tức là xoá bỏ nguyên nhân sinh ra nó chính là chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, muốn thế phải thong qua cuộc cách mạng xã hội
Bạn ý thức như thế nào về việc vận dụng Triết học Mác – Lênin trong việc rèn luyện nhân cách con người?
Nói đến nhân cách con người là nói đến cả 2 mặt là tài và đức. Con người từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành là cả một quá trình rất dài để rèn luyện nhân cách hay nói cách khác là để rèn luyện mặt tài và đức của bản thân mình. Để hình thành nên nhân cách tốt không phải một sớm một chiều hay không phải mới sinh ra mà có. Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin :
• Con người là thể thống nhất sinh học và XH. Do đó bên cạnh thân thể vô cơ, con người còn bị những qui luật của XH chi phối. Sự phát triển nhân cách của bản thân phải được đảm bảo nhất định về mặt vật chất, đảm bảo những nhu cầu đòi hỏi cần thiết của bản thân như cái ăn, cái mặc, điều kiện được học tập vui chơi…Có như vậy con người mới có thể phát triển toàn diện bản thân, bộc lộ được cái tài trong nhân cách và vận dụng tài năng của mình vào phục vụ đất nước.
• Bên cạnh đó theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin thì bản chất của con người là tổng hòa của các mối quan hệ XH. Khi được đáp ứng đầy đủ về cái ăn, cái mặc, được học hành và phát triển bản thân con người sẽ bộc lộ được tài năng đó là về mặt tài của con người. Nhưng khi nói đến bản chất bên trong ta lại hình dung ra mặt đức ma con người có được. Bản chất con người tốt hay xấu đều do sự tác động biện chứng lẫn nhau của tất cả các mối quan hệ XH. Ví dụ, một con người sống trong gia đình nề nếp, cha mẹ anh em yêu thương kính trọng lẫn nhau thì sẽ hình thành nên bản chất tốt đẹp ở người đó là hiếu thuận, kính trên nhường dưới do họ được sống trong mối quan hệ hòa thuận, hạnh phúc. Từ mối quan hệ trong gia đình là mối quan hệ cơ bản nhất và gần gũi nhất để giáo dục cũng như để con người rèn luyện nhân cách của mình ngay từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành. Mối quan hệ trong gia đình sẽ tác động biện chứng với các mối quan hệ khác trong Xh như: mối quan hệ giữa bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới…và các mối quan hệ này sẽ góp phần làm cho nhân cách con người hòan thiện hơn.
Như vậy cá nhân bản thân của mỗi người cần phải biết lựa chọn môi trường sống và tham gia vào những môi trường sống lành mạnh, loại bỏ những môi trường tiêu cực có như vậy sẽ góp phần rèn luyện nhân cách cả về mặt tài lẫn mặt đức. Môi trường ở đây bao hàm tòan thể các lĩnh vực kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, đạo đức, tâm lí, dư luận XH…
Bên cạnh đó con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử, đồng thời giới tự nhiên cũng là thân thể vô cơ của con người nên con người cần phải tôn trọng và bảo vệ môi trường sống. Nếu con người tác động tiêu cực đến môi trường sống, đến giới tự nhiên như phá rừng, ô nhiễm môi trường thì đó cũng là những hành động phá họai chính bản thân con người. Con người cũng cần phải chủ động, năng động trong học tập, trong công việc để luôn luôn sáng tạo và giữ vai trò là chủ thể của XH. Con người cũng cần phải quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích cồng đồng và cá nhân đồng thời phải tạo dựng môi trường làm việc lành mạnh trong học tập và công việc. Có như vậy đất nước mới có thể phát triển, vươn cao, vươn xa xứng tầm thế giới nhờ những nhân cách với đầy đủ năng lực cũng như phẩm chất tốt của đất nước thông qua quá trình rèn luyện nhân cách lâu dài.
Liên hệ: phát huy nguồn nhân lực con người ở Việt Nam:
• Hiện trạng con người ở Việt Nam:
- Con người ở VN đang có những thay đổi về định hướng
 trước 1975: con người có tư tưởng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết.
 Từ 1975 – 1986: đất nước được tự do , con người bắt tay vào xây dựng đất nước, kinh tế phát triển cao hơn, con người năng động hơn.
 Từ 1986 đến nay: con người thể hiện tính chủ động, năng động hơn trong quá trình kinh doanh, công tác, biết cạnh tranh, biết nâng cao trình độ năng lực về mọi mặt, tính toán hiệu quả hơn. Con người có xu hướng hòa nhập, phát triển quan hệ xã hội rộng hơn.

- Con người Việt Nam có những ưu – nhược điểm:
Có lòng tự tôn tự hào dân tộc, yêu nước, phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, trọng nhân nghĩa , trọng công bằng, thể hiện những giá trị nhân văn cao đẹp, chịu khó học tập, nâng cao tay nghề.
• nhược điểm:
Nặng tâm lý của người sản xuất nhỏ, lạc hậu.
Thiếu tư duy và tác phong công nghiệp, khả năng thích nghi chưa cao, thiếu đầu óc kinh tế, chưa có thói quen hạch toán kinh tế.
• phát huy nguồn nhân lực con người ở Việt Nam: là yếu tố cơ bản để quyết định sự thành công trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Con người vừa là chủ thể, mục tiêu động lực của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Thực hiện chiên lược phát triển con người phải coi trọng việc bồi dưỡng phát huy nhân tố con người VN hiện đại như một cuộc cách mạng con người.
a. phương hướng:
xây dựng con người đầu tư cho con người chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu của đất nước. Gắn chiến lược phát triển con người với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Chính sách phát triển kinh tế xã hội phải là chính sách vì con người, cho con người vì sự phát triển và giải phóng con người.
b. giải pháp:
- từng bước hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời sống con người, nâng cao chất lượng nguồn lực VN 1 cách toàn diện.
- thỏa mãn ngày càng đầy đủ và tốt hơn nhu cầu sinh hoạt và xã hội của con người, kết hợp đúng đắn các mặt lợi ích.
- tạo ra môi trường thuận tiện cho sự cống hiến và hưởng thụ của con người VN, thực hiện dân chủ, bình đẳng và công bằng xã hội.
- xây dựng tiêu chuẩn giá trị cho con người VN hiện đại phù hợp với tiến trình xây dựng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Về Đầu Trang Go down
https://mt08c.forum-viet.com
 
CÂU 5 : VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC M-L (con người trong triết học M-L, vận dụng )
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TRIẾT HỌC
» “QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP” (HAY CÒN GỌI LÀ “QUY LUẬT MÂU THUẪN) : (nội dung của quy luật mâu thuẫn)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C  :: Mục học tập :: Nguyên lý Mac-Tư tưởng Bác Hồ-
Chuyển đến