DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp mt08c ĐH GTVT TP HCM.
Để trở thành thành viên của diễn đàn xin mời bạn đăng kí.
Nếu chưa muốn đăng kí mời bạn chọn do not display again.
Chúc bạn vui vẻ với diễn đàn. Mong bạn ủng hộ. ^_^
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp mt08c ĐH GTVT TP HCM.
Để trở thành thành viên của diễn đàn xin mời bạn đăng kí.
Nếu chưa muốn đăng kí mời bạn chọn do not display again.
Chúc bạn vui vẻ với diễn đàn. Mong bạn ủng hộ. ^_^
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN LỚP MT08C


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 trả lời câu hỏi

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 37
Points : 124
Reputation : 1
Join date : 24/10/2009
Age : 33
Đến từ : Nam Định

trả lời câu hỏi Empty
Bài gửiTiêu đề: trả lời câu hỏi   trả lời câu hỏi I_icon_minitimeThu Dec 30, 2010 1:50 pm

Câu 1: Thế nào là sổ tay chinh sách quản lý an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm tàu biển? Nêu các sổ tay quy trình hoạt động và phạm vi áp dụng

Cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990 qua các cuộc điều tra của tổ chức IMO về tai nạn hàng hải cho thấy rằng phần lớn các tai nạn xảy ra bắt nguồn từ sự quản lý yếu kém của các công ty khai thác tàu. Như vậy phương pháp quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khai thác tàu. Đây chính là cơ sở ra đời của bộ luật ISM (International Safety Management Code).

Bộ luật ISM cung cấp một chuẩn quốc tế về quản lý an toàn khai thác tàu và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Để triển khai bộ luật ISM, tức là phải xây dựng một chuẩn quốc tế về quản lý an toàn, các công ty vận tải biển phải xây dựng cho mình một hệ thống quản lý an toàn (Safety Management System, viết tắt là SMS) phù hợp với quy mô của công ty và được tổ chức Đăng kiểm chấp thuận.

Ngày 1 tháng 7 năm 1998 bộ luật ISM đi vào hoạt động và ban đầu được áp dụng cho các loại tàu dầu, tàu hàng rời, tàu gas, tàu hóa chất có GT từ 500 trở lên và tàu chở khách.

Ngày 1 tháng 7 năm 2002 bộ luật ISM chính thức được áp dụng rộng rãi cho các loại tàu biển khác có GT từ 500 trở lên.
Sổ tay tính toán ổn định tàu
Sổ tay quản llý rác
Sổ tay: Bàn giao chức danh trên tàu
1. Mục đích

Bảo đảm rằng, việc bàn giao,thay đổi thuyền viên sẽ được thực hiện đúng kế hoạch và qui trình đã đề ra , nhằm duy trì chất lượng thuyền viên trên tàu
2. Phạm vi áp dụng
Qui trình này áp dụng để bàn giao các chức danh khi :
1) Thay thế thuyền viên mỗi khi hết hơp đồng làm việc trên tàu
2) Thay thế thuyền viên trong các trường hợp đặc biệt (bị thương, ốm đau, các lí do ngẫu nhiên khác)
3) Áp dụng cho mọi đối tượng là thuyền viên
Sổ tay: Tiêu chuẩn vệ sinh và An toàn trên tàu
1. Mục đích
Bảo đảm rằng, việc bàn giao,thay đổi thuyền viên sẽ được thực hiện đúng kế hoạch và qui trình đã đề ra , nhằm duy trì chất lượng thuyền viên trên tàu
2. Phạm vi áp dụng
Qui trình này áp dụng để bàn giao các chức danh khi :
1) Thay thế thuyền viên mỗi khi hết hơp đồng làm việc trên tàu
2) Thay thế thuyền viên trong các trường hợp đặc biệt (bị thương, ốm đau, các lí do ngẫu nhiên khác)
3) Áp dụng cho mọi đối tượng là thuyền viên
Sổ tay: Đào tạo và làm quen trên tàu
1. Mục đích
Bảo đảm mọi thuyền viên làm việc trên tàu, luôn duy trì sự hiểu biết đầy đủ về an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm
2. Phạm vi áp dụng
Qui trình áp dụng cho mọi thuyền viên đang làm việc trên tàu. Ap dụng cho thuyền viên lần đầu đI biển, lần đầu nhập tàu này, hoặc thuyền viên mới nhận chức danh mới. Qui trình này tuân thủ qui định của SOLAS – STCW và ILO
Sổ tay: Đánh giá chất lượng thuyền viên
1. Mục đích
Bảo đảm việc theo dõi, đánh giá chất lượng công việc của Thuyền viên trên tàu được thường xuyên, nhằm duy trì và nâng cao chất lượng Thuyền viên
2. Phạm vi áp dụng
Ap dụng cho mọi thuyền viên đang làm việc trên tàu thuộc Công ty Nghi sơn quản lí theo Hệ thống QLAT
Sổ tay: Thưởng phạt thuyền viên
1. Mục đích
Nhằm thực hiện Thưởng-Phạt thuyền viên kịp thời, duy trì an toàn và trật tự trên tàu để nâng cao hiệu quả hoạt động tàu
2. Phạm vi áp dụng
Qui trình này áp dụng cho mọi thuyền viên làm việc trên tàu do Công ty Nghi sơn quản lí
Sổ tay: Lệnh thường trực trên tàu
1. Mục đích
Bảo đảm mọi Sĩ quan Boong (Đội trực ca buồng LáI) đều tuân thủ Chính sách của Công ty về An toàn và Bảo vệ MôI trường trong khi tàu đang hành hảI trên biển
2. Phạm vi áp dụng
Qui trình này áp dụng cho Sĩ quan Boong, trong khi tàu hành hảI trên biển. Qui trình này sẽ tuân thủ các yêu cầu luật lệ, qui định Quốc gia và Quốc tế hiện hành
Sổ tay: Lập kế hoạch chuyến đi
1. Mục đích
Bảo đảm trước mỗi hành trình, vấn đề An toàn và Bảo vệ MôI trường luôn được xem xét và dự kiến trước
2. Phạm vi áp dụng
Qui trình này áp dụng để “Lập kế hoạch chuyến đI” trước khi tàu hành trình
Sổ tay: Tàu rời cảng
1. Mục đích
Bảo đảm tàu luôn luôn thoả mãn yêu cầu An toàn và Bảo vệ môI trường trước khi tàu rời Cảng
2. Phạm vi áp dụng
Qui trình này áp dụng để kiểm tra an toàn trước khi tàu rời bến 12 giờ
Sổ tay: Báo cáo và thông tin liên lạc
1. Mục đích
Bảo đảm việc thông tin liên lạc giữa tàu Tàu và Công ty hoặc các cơ quan hữu quan luôn luôn được duy trì thuận tiên, thông suốt và an toàn
2. Phạm vi áp dụng
Qui trình này áp dụng trong các trường hợp sau:
1) Các thông tin từ tàu gửi về Công ty qua TELEX, EMAIL, TELEPHONE
2) Các thông tin, giấy tờ gửi cho Công ty qua ĐạI lí của tàu hay Bưu đIện
Câu 2: Nêu các quy trình hoạt động của tàu ? Giới thiệu các qui trình lien quan đến nghiệp vụ quản lí buồng máy
CHỨC TRÁCH THUYỀN VIÊN, QUẢN LÝ BUỒNG LÁI, LẬP KẾ HOẠCH CHUYẾN ĐI,TRỰC CA BUỒNG LÁI, TRANG THIẾT BỊ HÀNH HẢI, CHÂN HOA TIÊU VÀ KHOẢNG LỌT CHO PHÉP, CÁC VĂN BẢN THEO LUẬT, AN TOÀN LÀM HÀNG CONTAINER, AN TOÀN LÀM HÀNG TÀU HÀNG KHÔ TRỰC CA BUỒNG MÁY, LẬP KẾ HOẠCH LÀM VIỆC, BẢO QUẢN BẢO DƯỠNG, CÁC THIẾT BỊ QUAN TRỌNG, NHẬN NHIÊN LIỆU & CHUYỂN DẦU ,TRỰC CA TRONG CẢNG ,YÊU CẦU VẬT TƯ
Câu 3: Trình bày chức trách thuyền viên, lien hệ bản thân
Máy trưởng
Báo cáo trực tiếp cho - Thuyền trưởng
Quan hệ công việc - Thuyền trưởng, đại phó, máy hai, Bộ phận quản lý tàu trên Công ty
Người thay thế - Máy hai
Chức trách
Máy trưởng được phân công là Người điều phối công tác bảo quản bảo dưỡng của tầu.
Máy trưởng chịu trách nhiệm về hoạt động có hiệu quả, bảo quản bảo dưỡng tất cả các máy móc trên tầu. Máy trưởng phụ trách lên kế hoạch bảo quản bảo dưỡng tất cả các máy móc phù hợp với các quy trình do nhà chế tạo và Công ty đề ra. Hơn nữa trách nhiệm và nhiệm vụ của Máy trưởng bao gồm nhưng không giới hạn đối với các công việc sau:
 Duy trì nhận thức đúng đắn các quy trình đặt ra trong chính sách và hệ thống đảm bảo chất lượng của Công ty trong tổ máy.
 Vận hành an toàn, quản lý và bảo dưỡng tất cả các động cơ và các máy móc liên quan.
 Đảm bảo các Sỹ quan máy biết vận hành các máy móc trong trường hợp khẩn cấp.
 Phải thông báo cho Thuyền trưởng tất cả các vấn đề liên quan đến máy móc của tầu và các thiết bị điện.
 Kiểm tra tàu hàng tuần để đánh giá các công việc đã thực hiện và họp lập kế hoạch công việc cho tuần tới.
 Đảm bảo các Sỹ quan ghi đầy đủ, chính xác, liên tục Nhật ký Máy và Nhật ký dầu buồng máy.
 Chịu trách nhiệm hệ thống bảo quản bảo dưỡng trên tầu.
 Thông qua Sỹ quan Quản lý trên tầu, đảm bảo công tác bảo dưỡng bảo quản có hiệu quả và hoạt động của các máy móc thiết bị trên tầu để tăng tối đa độ tin cậy và tránh thời gian dừng máy không đáng có.
 Máy trưởng chịu trách nhiệm tất cả các vấn đề đăng kiểm liên quan đến chức trách của mình.
 Đảm bảo tất cả các Bản vẽ, Sơ đồ và các Sổ tay hướng dẫn sử dụng của máy móc đầy đủ, cập nhật mới và lưu giữ phù hợp.
 Dự trù lượng tiêu thụ cho chuyến đi tới bao gồm nhiên liệu, dầu nhờn, hoá chất, khí ga, phụ tùng vật tư bảo đảm đủ cho chuyến hành trình và dự trữ khoảng 3-5 ngày chạy tầu tuỳ thuộc vào vùng, mùa chạy tầu.
 Phụ trách tất cả các hoạt động cấp nhận dầu.
 Lập các yêu cầu phụ tùng vật tư, nhiên dầu liệu và lưu trữ các giấy tờ liên quan. Các yêu cầu phụ tùng vật tư, nhiên dầu liệu phải được gửi đúng quy định của Công ty dựa trên tiêu chuẩn tối thiểu và đặc điểm vùng tầu hoạt động.
 Chuẩn bị tất cả các hạng mục sửa chữa trên đà đối với các động cơ và máy móc liên quan.
 Các công việc sửa chữa và bảo quản bảo dưỡng từ bờ đối với tất cả các thiết bị trừ hệ thống thông tin liên lạc và hành hải.
 Đảm bảo các quy tắc liên quan đến làm việc trong Khu vực kín và Công việc nóng phải được tuân thủ.
 Chỉ đạo thử định kỳ máy Xuồng Cứu sinh, Hệ thống Báo động, các bướm gió, các nắp đậy (Phối hợp với Đại phó), tắt khẩn cấp, Van đóng nhanh và tất cá các đồ dự trữ cho tình huống khẩn cấp khác.
 Bố trí và triển khai thực hiện các công việc bảo quản bảo dưỡng theo kế hoạch và bất thường cho bộ phận Máy.
 Phối hợp với Đại phó bố trí và triển khai thực hiện các công việc bảo quản bảo dưỡng theo kế hoạch và bất thường cho bộ phận Boong
 Trực tiếp giám sát công việc kiểm tra các máy móc quan trọng như thiết bị cứu sinh cứu hoả, máy lạnh thực phẩm và điều hoà nhiệt độ và những sửa chữa lớn máy chính, máy phát điện, nồi hơi và máy lái.
 Điều phối và đề ra công việc tiếp theo đối với công việc hàng ngày của thợ bơm loại trừ khi tầu đang làm hàng và vệ sinh két.
 Thực hiện quy trình bàn giao theo văn bản.
Máy 2
Báo cáo trực tiếp cho - Máy trưởng
Quan hệ công việc – Máy trưởng, Đại phó, Sỹ quan boong đi ca
Người thay thế - Máy trưởng, Máy ba
Chức trách
Chịu trách nhiệm trước Máy trưởng về hoạt động hàng ngày của Bộ phận máy và là sỹ quan bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ của Máy hai đảm bảo hoạt động có hiệu quả, bảo quản bảo dưỡng nhưng không giới hạn đối với:
 Máy chính và trang thiết bị liên quan, hệ thống điều động tàu, ...
 Bơm hàng, thiết bị dẫn động và thiết bị điều khiển liên quan.
 Duy trì sự hoạt động của máy lạnh thực phẩm và Máy điều hoà nhiệt độ.
 Đảm bảo tất cả các thiết bị an toàn trong buồng máy và trong tất cả các khoang máy khác do Đại phó phụ trách. Mọi khiếm khuyết được thông báo cho Đại phó
 Đảm bảo thuyền bộ được thông báo về chính sách bảo vệ môi trường của Công ty, mục tiêu và chỉ tiêu phấn đấu, các khía cạnh và ảnh hưởng tới môi trường, quy trình bảo vệ môi trường và nhiệm vụ liên quan của từng cá nhân.
 Động viên thuyền viên giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên và ngăn ngừa ô nhiễm trên tầu.
 Chịu trách nhiệm làm quen cho các thuyền viên tổ máy mới nhập tầu. Máy hai phải đảm bảo rằng các thành viên tổ máy phải thực sự thành thạo với các thiết bị mà mình quản lý và có khả năng vận hành máy móc theo hướng dẫn của nhà chế tạo và chỉ dẫn của công ty.
 Đảm bảo các thành viên tổ máy có đủ kiến thức liên quan đến hoạt hoạt động của các máy móc, hệ thống ống và chức năng của máy móc nhằm đạt được hiệu suất cao nhất. Máy hai phải đảm bảo rằng tất cả thành viên tổ máy có khả năng thao tác điều động tầu trong trường hợp khẩn cấp khi có yêu cầu.
 Nhiệm vụ của Máy hai còn bao gồm lập kế hoạch bảo quản bảo dưỡng dựa trên kết quả của cuộc họp về kế hoạch bố trí công việc cùng với Máy trưởng, phân công công việc và duy trì thời gian làm việc hàng ngày.
 Đảm bảo phụ tùng vật tư dữ trữ phải đầy đủ và cập nhật ở mọi thời điểm.
 Báo cáo với Máy trưởng bất cứ sự khác thường nào cũng như tình hình chung của máy móc thiết bị
 Có mặt lúc chuẩn bị máy sẵn sàng khi có yêu cầu.
 Tham gia họp lên kế hoạch công việc hàng tháng.
 Giám sát việc trông nom cẩn thận và sắp xếp dụng cụ, kho tàng phù hợp.
 Chiụ trách nhiệm giữ cho buồng máy, kho máy lái, xưởng, kho tàng sạch sẽ gọn gàng,vv...
 Tự tìm hiểu làm quen và nắm được các nội dung trong tất cả các sổ tay hướng dẫn của Công ty có liên quan và đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong tổ máy cũng đều nắm bắt được.
 Máy hai phải tích cực tìm hiểu tất cả nhiệm vụ và trách nhiệm của Máy trưởng và giúp đỡ Máy trưởng khi có yêu cầu.
Máy ba
Trực tiếp báo cáo cho - Máy trưởng
Quan hệ công việc - Máy trưởng, Máy hai, Sỹ quan trực ca buồng lái
Người thay thế - Máy trưởng, Máy hai
Chức trách
Máy ba là người giúp việc cho Máy trưởng và Máy hai, tham gia vào các nhiệm vụ của tổ máy.
Nhiệm vụ và trách nhiệm của Máy ba bao gồm nhưng không chỉ hạn chế ở những điểm dưới đây:
 Máy ba hỗ trợ Máy trưởng và Máy hai thực hiện các công việc buồng máy.
 Tham gia trực ca biển và ca bờ, có mặt tại buồng máy khi tầu cập cầu, di chuyển vị trí hoặc khởi hành.
 Bảo quản bảo dưỡng phù hợp:
- Động cơ lai máy phát điện và các máy móc liên quan
- Máy nén gió và hệ thống liên quan
- Hệ thống dầu đốt và hệ thống liên quan
- Máy lọc dầu đốt và các thiết bị liên quan
- Lập kế hoạch nhận dầu.
 Chịu trách nhiệm nhận dầu, quản lý dầu, đo dầu hàng ngày, ghi chép và báo cáo ROB cho Máy trưởng.
 Theo lệnh của Máy trưởng chuẩn bị yêu cầu vật tư, phụ tùng mà Máy ba quản lý và theo dõi, báo các tiêu thụ cho Máy trưởng.
 Báo cáo cho Máy trưởng chuẩn bị trước chuyến đi những công việc máy ba quản lý 03 giờ trước khi tầu chạy.
 Thực hiện những nhiệm vụ khác theo chỉ thị của Thuyền trưởng , Máy trưởng và của Công ty.
Máy tư, nếu có
Trực tiếp báo cáo cho - Máy trưởng
Quan hệ công việc - Máy trưởng. Máy hai, Sỹ quan đi ca buồng lái
Người thay thế - Máy hai, Máy ba
Chức trách
Trách nhiệm đối với sự hoạt động an toàn và hiệu quả của tất cả các máy móc trong suốt ca trực theo hướng dẫn trực ca
Trách nhiệm và nhiệm vụ của Máy tư bao gồm nhưng không hạn chế như sau:
 Máy tư tham gia vào công việc của tổ máy và giúp việc cho Máy trưởng và Máy hai.
 Tham gia trực ca biển và ca bờ, có mặt tại buồng máy khi tầu cập cầu, di chuyển và khởi hành.
 Bảo quản bảo dưỡng thích hợp đối với:
- Các hệ thống van ống.
- Nồi hơi và hệ thống liên quan.
- Các két ballast và hệ thống liên quan.
- Hệ thống lacăn và dầu bẩn.
- Hệ thống nước thải vệ sinh.
- Hệ thống khí trơ.
- Hệ thống nước ngọt sinh hoạt chung.
- Hệ thống van ống cứu hỏa cố định.
- Trang thiết bị làm hàng và máy móc trên boong.
 Kết hợp với Thuyền phó hai và Thuyền phó ba để đảm bảo rằng tất cả trang thiết bị an toàn được thử theo qui định.
 Theo lệnh của Máy trưởng chuẩn bị yêu cầu vật tư, phụ tùng, theo dõi tiêu thụ và báo cáo cho Máy trưởng.
 Báo cáo cho Máy trưởng chuẩn bị trước chuyến đi những công việc máy tư quản lý 03 giờ trước khi tầu chạy.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của Chủ tầu và mệnh lệnh của Thuyền Máy trưởng.
Thợ máy
Trực tiếp báo cáo cho – Máy hai, Sỹ quan trực ca
Quan hệ công việc - Tổ máy
Người thay thế - Thợ máy khác
Chức năng và trách nhiệm
 Tham gia đóng góp vào hoạt động an toàn và khai thác hiệu quả của tầu
 Công việc bảo quản bảo dưỡng và vệ sinh trong tổ máy theo sự phân công
 Nhiệm vụ trực ca bờ và trực ca biển kể cả công việc nhận dầu
 Các bơm đang hoạt động, các van và lắp ống trong khi nhận dầu
 Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Máy trưởng và Máy hai
Thực tập thợ máy (wiper)
Trực tiếp báo cáo cho – Máy hai
Quan hệ công việc – Tổ máy
Người thay thế - Thợ máy khác
Chức năng và trách nhiệm
 Tham gia đóng góp vào hoạt động an toàn và khai thác hiệu quả của tầu
 Giúp đỡ thợ máy thực hiện nhiệm vụ trực ca bờ và ca biển theo sự phân công của máy hai
 Công việc bảo quản bảo dưỡng và vệ sinh của tổ máy
 Công việc vệ sinh buồng máy
 Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Máy trưởng và Máy hai

Về Đầu Trang Go down
https://mt08c.forum-viet.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 37
Points : 124
Reputation : 1
Join date : 24/10/2009
Age : 33
Đến từ : Nam Định

trả lời câu hỏi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: trả lời câu hỏi   trả lời câu hỏi I_icon_minitimeThu Dec 30, 2010 1:52 pm

Câu 4: Nêu và phân tích trách nhiệm của sĩ quan trực ca (EOW) ?
Sĩ quan máy trực ca (EOW), trong ca trực chịu trách nhiệm về việc khai thác hợp lý và vận hành của tất cả các máy trong buồng máy và buồng máy lái cũng như các hoạt động sắp tới. EOW là người thay mặt Máy trưởng, có trách nhiệm trước nhất đối với sự hoạt động an toàn và hiệu quả của các máy ảnh hưởng đến sự an toàn của con tàu. Những trách nhiệm chủ yếu bao gồm:
 EOW phải đảm bảo rằng các công việc bố trí trực ca buồng máy đã được thiết lập phải được duy trì và các lệnh của Máy trưởng phải được tuân thủ.
 EOW phải đảm bảo việc giám sát và chỉ đạo chung các sỹ quan máy dưới quyền và các thợ máy khi tạo một phần ca trực.
 Khi bắt đầu một ca trực, các thông số hoạt động hiện tại của tất cả các máy sẽ được đánh giá bởi EOW. Bất kỳ máy nào hoạt động không đúng hoặc có khả năng chức năng hư hỏng hoặc có yêu cầu chú ý đặc biệt sẽ phải được lưu ý kèm theo là những hành động đã xử lý hoặc yêu cầu xử lý.
 EOW phải đảm bảo thiết bị động lực chính và các hệ thống máy phụ luôn được theo dõi cẩn thận và được vận hành với hiệu quả cao nhất.
 Các công việc kiểm tra phải được thực hiện trong buồng máy và buồng máy lái vào các kỳ thích hợp trong suốt ca trực và các hành động thích hợp phải được thực hiện để sửa chữa những trục trặc phát hiện được. Tất cả các thông số và sự cố quan trọng có thể xảy ra trong ca trực phải được ghi lại trong nhật ký máy tàu.
 Tất cả các báo động phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và phải xác định nếu cần phải cứu chữa.
 Máy lái phải được kiểm tra tối thiểu 4 giờ một lần và các lần đó đều phải được ghi lại vào nhật ký máy tàu.
 Khi máy chính đang ở trong điều kiện sẵn sàng thì EOW bất kỳ lúc nào phải có khả năng vận hành thiết bị động lực đẩy tàu để đáp ứng cho việc thay đổi hướng đi hoặc tốc độ.
 Tất cả các lệnh ở buồng lái phải nhanh chóng thực thi. Các công việc điều động của máy phải được ghi lại vào nhật ký điều động máy tàu.
 EOW phải bảo đảm các công việc kiểm soát thiết bị đẩy chính, khi ở chế độ khai thác bằng tay phải liên tục được chú tâm dưới các điều kiện sẵn sàng hoặc điều động.
 Khi buồng máy được đặt ở điều kiện sẵn sàng, EOW phải đảm bảo tất cả các máy móc và thiết bị có thể được sử dụng trong quá trình điều động luôn ở trong tình trạng sẵn sàng và năng lượng dự trữ luôn có sẵn đối với máy lái và các yêu cầu khác.
 EOW không được phép rời buồng máy ngoại trừ đi vào các buồng liền kề buồng máy trong lúc trực ca trừ khi anh ta yên tâm uỷ quyền cho một sĩ quan máy khác trực thay và sĩ quan máy này chịu trách nhiệm về ca trực.
 Máy trưởng đảm bảo rằng EOW phải được thông báo về tất cả các công việc bảo trì phòng ngừa, kiểm soát nguy hại hoặc các hoạt động sửa chữa sẽ được thực hiện trong ca trực. EOW có trách nhiệm đi vòng độc lập và điều chỉnh tất cả các máy mà mình phụ trách, việc này phải được làm liên tục và phải ghi lại tất cả các công việc đã thực hiện.
 EOW phải thông báo ngay lập tức cho buồng lái trong trường hợp khẩn cấp hoặc sự cố sắp xảy đến trong buồng máy mà việc này có thể làm giảm tốc độ tàu, sắp bị hỏng máy lái, sự ngừng làm việc của thiết bị đẩy tàu hoặc bất kỳ sự thay đổi nào về sự phát điện hoặc điều gì đó đe doạ tới an toàn. Thông báo này phải được thực hiện trước những sự thay đổi được thực hiện để cho phép người trực buồng lái có nhiều thời gian nhất để thực hiện những hành động có thể hoặc cần thiết để tránh tổn thất hàng hải tiềm tàng.
 Ngay lập tức phải thông báo cho Máy trưởng về bất kỳ sự khẩn cấp nào và các hành động đã thực hiện.
 EOW phải đảm bảo tất cả các két bẩn lacăn và mặt đỉnh két được giữ khô và không có dầu và điều này phải được ghi vào nhật ký máy tàu vào cuối ca trực. Theo quy định dầu bám phải được xả hoàn toàn. Các quy tắc về việc xả bất kỳ dầu nào phải được tuân thủ nghiêm ngặt
 EOW phải bàn giao cho người nhận bàn giao tất cả các thông tin cần thiết liên quan tới các máy, nồi hơi và máy phụ, cùng với các chỉ dẫn đặc biệt mà Máy trưởng đưa ra. EOW phải nhắc nhở người nhận bàn giao các phần máy đòi hỏi sự chú ý đặc biệt. EOW chỉ rời buồng máy khi máy trong tình trạng làm việc tốt cùng với tất cả các thiết bị ở chế độ dừng và luôn sẵn sàng sử dụng. Trước khi vận hành (UMS) để buồng máy không người trực, sĩ quan máy trực ca phải quan sát tình trạng của mỗi máy đang hoạt động, ghi lại các thông số và hoàn thành danh mục kiểm tra đã được phê duyệt.
 Tất cả các sĩ quan máy và thợ máy phải nhận thức về những ảnh hưởng nghiêm trọng của sự ô nhiễm môi trường biển do hoạt động hoặc tai nạn gây ra và phải thực hiện những hành động phòng ngừa có thể để ngăn chặn sự ô nhiễm như vậy, đặc biệt trong khuôn khổ của các luật quốc tế và quốc gia liên quan. Sỹ quan máy trực ca phải hoàn thành và ký vào sổ nhật ký máy như đã quy định.
Câu 5: Sổ nhật ký máy là gì, các thông số cần thiết để ghi chép lại trong nhật ký buồng máy? Cho ví dụ minh hoạ ?
Sổ Nhật kí máy
Nhật kí máy ghi lại tất cả những điều quan trọng xảy ra ở bộ phận máy khi tàu hành trình hay tại cảng. Nhật kí phải được ghi một cách phù hợp, rõ ràng và dễ đọc. Các ghi chép không được tẩy xóa. Nếu đã ghi chép sai thì chỗ sai phải được gạch đơn để có thể đọc được và ghi đúng lại bên cạnh và kí vào. Không được sử dụng mực xóa ở các nhật kí.
 Tất cả các công việc ghi vào nhật ký phải dễ hiểu và chính xác. Sĩ quan trực ca phải ký vào tất cả các phần ghi đó.
 Máy trưởng chịu trách nhiệm bảo đảm rằng nhật kí máy do các Sỹ quan máy ghi chép đầy đủ. Máy trưởng sẽ kiểm tra và kí xác nhận vào sổ Nhật kí máy.
 Tất cả các hoạt động và kiểm tra quan trọng phải được ghi vào Nhật kí.
 Khi tàu bị đâm va, mắc cạn hoặc bất kì rủi ro nào khác, dù nhẹ, Máy trưởng phải bảo đảm ghi chép đầy đủ, chính xác các sự kiện được mô tả và thời gian xảy ra các sự kiện.
Phải luôn ghi nhớ rằng Nhật kí máy và Nhật kí điều động là những tài liệu hợp pháp. Các công việc làm hàng ngày không cần thiết phải ghi vào Nhật kí máy mà ghi vào một cuốn sổ khác. Không được xé bất cứ trang nào của Nhật kí Máy/ Nhật kí điều động.
Các thông số ghi chép trong nhật kí buồg máy: nhiệt độ buồg máy, ví trí tay ga, tốc độ tàu, áp suất gió khởi động, dầu nhờn , nứơc biển , nước ngọt, làm mát pittông, làm mát vòi phun, dầu nhờn trứoc và sau sinh hàn, nhiệt độ nước làm mát (vào, ra) ,áp suất gió tăng áp, nhiệt độ của từng xylanh......... Ví dụ dt
Câu 6 :
Bảo quản bảo dưỡng – Kỹ thuật
Tất cả các máy móc và thiết bị tàu phải được duy trì ở điều kiện vận hành tối đa trong suốt quá trình khai thác và Công ty phải được thông báo ngay lập tức về sự hỏng hóc của bất kì thiết bị quan trọng hay thiết bị an toàn nào cùng với kế hoạch sửa chữa khắc phục.
Các điều kiện cơ bản đối với việc quản lý kĩ thuật
Để khai thác tàu an toàn và thực hiện tốt việc bảo quản bảo dưỡng nhằm khai thác và bảo vệ tàu tối ưu, có một số các điều kiện cơ bản cần phải đáp ứng:
 Phải có đủ các phụ tùng và vật tư dự trữ trên tàu và biết rõ vị trí cất giữ
 Tất cả các dụng cụ phải ở tình trạng tốt, được đánh dấu và để đúng nơi quy định trên tàu
 Thuyền viên phải có năng lực và năng động
 Công việc vệ sinh sạch sẽ trên tàu là cần thiết
BQBD về Kĩ thuật
Tất cả các máy móc, thiết bị trên tàu phải được BQBD và duy trì ở tình trạng tiêu chuẩn để sẵn sàng hoạt động.
Các hệ thống BQBD
Công ty sử dụng 2 hệ thống BQBD theo kế hoạch trên tàu:
 Hệ thống quản lý - BQBD bằng máy tính (SMMS)
 Hệ thống quản lý - BQBD bằng tài liệu (PMS)
Các hệ thống này qui định phạm vi, định kì và các qui trình cho việc BQBD. Việc bảo quản bảo dưỡng sẽ được thực hiện phù hợp với hệ thống trên tàu và được thông báo về Công ty như được yêu cầu.
Hệ thống SMMS
Hệ thống SMMS bao gồm chương trình bảo dưỡng cho các trang thiết bị trên tàu. Hệ thống này được công nhận là Hệ thống BQBD theo kế hoạch và trong một vài trường hợp có thể được sử dụng để thay cho việc thu xếp kiểm tra đăng kiểm khi được Đăng kiểm phân cấp của tàu đặc biệt thông qua.
Hệ thống PMS bằng giấy tờ
Đây là hệ thống thủ công. Hệ thống này phải được ghi chép đúng lúc, liên tục và chính xác. Máy trưởng, C/O phải đảm bảo rằng đã hiểu mọi hướng dẫn do công ty triển khai hàng tháng phải được tuân thủ và gửi các báo cáo có liên quan về Công ty. Kế hoạch phải được vạch ra trước đó trên giấy dựa trên bản kê những danh mục cần kiểm tra đã được thảo luận trong cuộc họp của đội quản lý tàu. Dựa trên những kế hoạch đó, mỗi sĩ quan boong và sĩ quan máy phải chuẩn bị những kế hoạch tháng tương ững với trách nhiệm của họ và thông báo cho Máy trưởng, C/O những hạng mục đã hoàn thành cùng với những ghi chú, nếu có.
Câu 7 : Trình bày qui định về BQBD dài hạn, công tác lên đà và các qui định đăng kiểm đối với thiết bị tàu biển
Bảo quản bảo dưỡng dài hạn
Mục tiêu của BQBD liên tục là để duy trì tình trạng kỹ thuật tàu và giảm thiểu số lượng những hạng mục sửa chữa ở kỳ lên đà hoặc có thể bị bỏ sót hoặc không được thực hiện trong khi quá trình sửa chữa trên đà. Những hạng mục được xác định trong thời gian sửa chữa trên đà thường rất đắt và bị định một giá quá cao.
Form VOSCO Form-309SOP Specification of Repairs (chi tiết sửa chữa) phải được hoàn thành bởi Đại phó cho bộ phần boong và Máy trưởng cho bộ phận máy.
Những yêu cầu bảo dưỡng phải được mỗi bộ phận đánh số liên tục. Sửa chữa buồng ở sẽ được Đại phó kiểm soát có sự tham khảo ý kiến của Thuyền trưỏng.
Vào giai đoạn cuối của quá trình sửa chữa những hạng mục còn tồn đọng sẽ tự động bị huỷ bỏ. Thứ tự số đánh sẽ bắt đầu lại từ đầu và phải mở file hồ sơ mới . Những hạng mục đã được sửa chữa hoặc đại tu yêu cầu phải có phụ tùng vật tư dự trữ theo biểu mẫu Công ty Form-308SOP về Yêu cầu phụ tùng vật tư phải được điền bình thường và đính kèm cùng với biểu mẫu VOSCO Form-309SOP Specification of Repairs (Dry Dock). Máy trưởng và Đại phó phải định kỳ hoàn thành những form này và gửi cho chuyên viên phụ trách tàu ngay sau khi kết thúc công việc.
Nên tạo cơ hội để có điều kiện cho thuyền viên thực hiện sửa chữa hoàn thiện một số hạng mục trước khi đến hạn sửa chữa trên đà, sau đó tàu phải thông báo cho Công ty bằng email đưa ra chi tiết ngắn gọn những hạng mục sửa chữa đã được thực hiện và thông báo những hạng mục cụ thể từ danh sách sửa chữa có thể được huỷ bỏ. Bản chính phải được chuyển về cho Công ty và bản sao được lưu hồ sơ trên tàu.
Lên đà
Sửa chữa trên đà là khoảng thời gian mất nhiều tiền chi tiêu nhất vì vậy cần thiết phải chuẩn bị công việc một cách chính xác. Trước khi vào xưởng sửa chữa cần xác định chi tiết rõ ràng mọi công việc. Những hạng mục yêu cầu di chuyển như lan can, ống, sàn nhà cũng phải được quy định rõ ràng. Cũng như vậy, số bu-lông trên các mặt bích và lỗ chui liên quan, khối lượng hàn và nối hoặc khi cần bắc giàn giáo cũng phải xác định chính xác (bất cứ công việc nào cao trên 1m). Nếu hoạch định không chính xác có thể gây tốn kém vì những công việc làm thêm không được chỉ định trước thường bị tính phí rất cao thay vì mức giá được thương lượng chiết khấu trước. Chuyên viên phụ trách tàu phải đảm bảo gói công việc đã được gửi cho nhà máy trước khi tàu đến. Tránh đưa cho nhà máy những công việc không có trong kế hoạch.
 Chuyên viên phụ trách phải hướng dẫn tàu lập hạng mục sửa chữa lên đà theo biểu mẫu VOSCO Form-309SOP Specification of Repairs.
 Sáu tháng trước khi có lịch lên đà tàu phải kiểm tra và xem xét lại những biểu mẫu đã đưa ra trước đây, báo cáo thêm về những hạng mục cần sửa chữa để chuyên viên phụ trách tàu cân nhắc xem có thể đưa vào danh mục sửa chữa trên đà không.
 Trước khi hoàn thành bản hạng mục công việc chuyên viên phụ trách tàu phải kiểm tra với tàu để chắc chắn rằng đã đưa vào những hạng mục chính và những chi tiết liên quan.
 Chuyên viên phụ trách tàu phải hoàn thành bản thảo “Hạng mục sửa chữa lên đà” trước 3 tháng và gửi cho tàu một bộ để thuyền viên nghiên cứu và thực hiện.
 Sau khi sửa chữa trên đà, CVPTT phải lập danh sách các hạng mục tồn đọng để có kế hoạch khắc phục.
Giám sát sửa chữa
Khi sửa chữa ở nhà máy, Chuyên viên được uỷ quyền phụ trách công việc. Trong suốt thời gian đó các sỹ quan và thuyền viên của tàu sẽ hỗ trợ Chuyên viên phụ trách tàu.
Đăng kiểm
Tất cả máy móc, ngoại trừ nồi hơi, thiết bị khí trơ và trục chân vịt (các thiết bị này áp dụng các qui định đặc biệt) phải được đăng kiểm và được xác nhận thỏa mãn bởi Đăng kiểm viên phân cấp tàu trong chu kì 5 năm.
Thêm vào đó, tất cả các tàu được phân cấp UMS phải tuân thủ kế hoạch thử báo động đã được thông qua mà chương trình này phải được cập nhật.
Công ty nỗ lực đạt được chứng chỉ đăng kiểm cho các Máy trưởng sao cho công việc đăng kiểm được tiến hành trên tàu. Các Máy trưởng phải được cấp chứng chỉ đặc biệt bởi đăng kiểm tàu trước khi đảm nhận công việc đăng kiểm. Trong bất kỳ trường hợp nào thì đăng kiểm phải kiểm tra mỗi thành phần một lần trong 5 năm. Máy trưởng nên bố trí các công việc tháo kiểm tra toàn bộ và các công việc kiểm tra các hạng mục máy khác theo như kế hoạch BQBD. Các công việc này phải diễn ra đồng thời với việc tàu đến một trong những cảng chính thức nơi có sẵn Đăng kiểm phân cấp tàu kiểm tra. Danh mục liệt kê công việc kiểm tra chính phải được cập nhật và biên bản khảo sát VOSCO Form-302SOP phải được gửi về Công ty.
Khi việc đăng kiểm được Máy trưởng tiến hành, thì nó phải được ghi lại trong Nhật ký buồng máy và phải lập một báo cáo chi tiết. Bản báo cáo phải nêu các chi tiết các công việc tháo dỡ đã tiến hành, việc hiệu chỉnh và đo đạc các khe hở, danh mục các phần được thay mới, lắp đặt lại và quy trình thử đang được áp dụng. Nếu có thể thì bản thông báo nên bao gồm cả ảnh. Biên bản gốc phải được trình cho đăng kiểm viên và một bản sao phải được chuyển về Công ty.
Các bản ghi kiểm tra liên tục máy (CMS) phải được giám sát cẩn thận để đảm bảo rằng không có các hạng mục quá hạn nào bị tích luỹ. Các hạng mục quá hạn có thể làm ảnh hưởng đến bảo hiểm của chủ tàu. Phải nhớ rằng nhiều kiểm tra giám định do Đăng kiểm tiến hành dưới sự ủy quyền của Chính quyền treo cờ (ví dụ như thiết bị an toàn và IOPP). Các cuộc kiểm tra giám định bắt buộc không chỉ ảnh hưởng đến bảo hiểm của chủ tàu mà còn là một phần của luật quốc tế và có tác động pháp lý đối với chủ tàu, Thuyền trưởng của tàu, các sĩ quan và các thuyền viên. Nếu nghi ngờ, liên lạc ngay với công ty để làm sáng tỏ và được giúp đỡ.
Về Đầu Trang Go down
https://mt08c.forum-viet.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 37
Points : 124
Reputation : 1
Join date : 24/10/2009
Age : 33
Đến từ : Nam Định

trả lời câu hỏi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: trả lời câu hỏi   trả lời câu hỏi I_icon_minitimeThu Dec 30, 2010 1:52 pm

Câu 9 : Định nghĩa và nêu danh mục các thiết bị quan trọgn tàu biển ?
Định nghĩa về các thiết bị quan trọng
Nhìn chung, các máy móc chính không được làm đúp hoặc không có một bộ nào khác dự phòng sử dụng cùng mục đích trong trường hợp hỏng hóc thiết bị đang chạy thì được đánh giá là thiết bị quan trọng. Do đó, bất kì công việc nào bao gồm nhưng không hạn chế như bảo trì, thử, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị như vậy phải được phân loại như các công việc chính. Cần xác định rõ sự cần thiết phải đánh giá rủi ro.
Danh mục thiết bị quan trọng
Danh mục các thành phần quan trọng và các hệ thống khác nhau ở mỗi tàu và việc khai thác, bao gồm nhưng không giới hạn:

Hệ thống Thiết bị Người phụ trách
Thiết bị đẩy Máy chính, hệ thống trục, bộ làm kín trục, chân vịt, các bảng điều khiển & Hệ thống kiểm soát máy chính Máy 2
Hệ thống lái Lái tự động
Hệ thống thuỷ lực Phó 2
Máy 2
Điều khiển/ Hành hải Các thiết bị điều khiển: Rađa (X-band), la bàn điện, la bàn từ, GPS, AIS và máy thu thời tiết Phó 2

Thông tin liên lạc VHF, MF/HF, Inmasat C (nếu không có một bộ dự phòng) Phó 2
Cung cấp năngg lượng Máy đèn
Máy phát điện sự cố hoặc hệ thống pin sự cố. Máy 3 và Sỹ quan Điện
Cứu hoả Trạm cứu hoả cố định (CO2 / Bọt): Các xy lanh CO2 cố định, Hệ thống điều khiển xả.
- Cảm biến/hệ thống báo động
- Bơm cứu hoả sự cố.
- Vòi rồng, van, các thiết bị cứu hoả Phó 2

Sỹ quan Điện
Máy 2
Phó 2
Cứu sinh Xuồng cứu sinh, xuồng cứu hộ, hệ thống cần cẩu nâng hạ Đại phó & Phó 3
Neo - Tời neo
- Neo và xích neo Máy 4
Đại phó
Hệ thống làm hàng Các bơm hàng, hệ thống đo cố định, Hệ thống chứa hàng & thiết bị nâng, hệ thống báo mức, hệ thống cố định kiểm soát khí gas Đại phó & Máy 2
Về Đầu Trang Go down
https://mt08c.forum-viet.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 37
Points : 124
Reputation : 1
Join date : 24/10/2009
Age : 33
Đến từ : Nam Định

trả lời câu hỏi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: trả lời câu hỏi   trả lời câu hỏi I_icon_minitimeThu Dec 30, 2010 1:53 pm

Cau 10 :
Thỏa thuận về hoạt động nhận dầu
Trước khi bắt đầu nhận nhiên liệu, Máy trưởng và đại diện bên cấp nhiên liệu kí thoả thuận giữa hai bên rằng đã sẵn sàng công việc nhận nhiên liệu. Các yêu cầu về an toàn bao gồm nhưng không giới hạn ở:
 Sĩ quan chuyên trách phải túc trực và có đủ số thuỷ thủ trên tàu để giải quyết tất cả các công việc khai thác và bảo đảm an toàn, an ninh cho tàu.
 Thuyền viên có kinh nghiệm phải có mặt trên boong để phục vụ cho việc vận hành như nối ống rồng / tháo ống và lấy mẫu
 Hệ thống thông tin liên lạc phải đầy đủ và đáng tin cậy
 Các đại diện phải luôn luôn duy trì liên lạc
 Các danh mục kiểm tra an toàn trước khi bơm dầu phải được hoàn tất và được hai bên xác nhận.
 Một nhân viên đủ năng lực của bên cấp nhiên liệu phải túc trực thường xuyên vùng tiếp cận nối với tàu.
 Vào thời điểm đổi ca trực / kíp trực các sĩ quan phụ trách phải xác nhận lại tất cả các chỉ dẫn và thông tin liên lạc
Các qui trình cụ thể của tàu
Mỗi tàu phải có một bộ sơ đồ nhận nhiên liệu được dán thường xuyến ở vùng xung quanh đường ống chuyển dầu hoặc phải lắp đặt một bảng thông báo sao cho có thể thấy khi nhận nhiên liệu. Quy trình nhận nhiên liệu phải nêu đến cả các tiểu tiết riêng của tàu bao gồm:
Tên các sản phẩm dầu được bơm vào và ra khỏi tàu
 Tên gọi chung hoặc hoá học; ví dụ:
 Dầu đốt nặng
 Dầu máy thuỷ điêzen
 Nhiên liệu điêzen máy thuỷ (Marine Gas Oil)
 Miêu tả diện mạo; mẫu
 HFO là một chất lỏng màu đen đặc
 MDO là một chất lỏng màu nâu đen loãng
 MGO là chất lỏng nâu loãng, nâu
 Việc miêu tả mùi; mẫu
 HFO có một mùi vị riêng biệt của dầu nhiên liệu
 MDO có một mùi vị riêng biệt của dầu điêzen
 MGO có một mùi vị riêng biệt của dầu điêzen
 Các nguy cơ tiềm ẩn trong việc xử lý các sản phẩm, ví dụ:
- Tất cả các sản phẩm dầu có độ bén lửa rất cao
- Tất cả các sản phẩm dầu là các chất gây ô nhiễm
- Tất cả các sản phẩm dầu là chất kích thích mắt và da
- Hơi dầu Hiđrôlic cácbon gây khó thở
 Việc xử lý an toàn các sản phẩm, ví dụ:
- MSDS (Đặc tính an toàn của nhiên liệu) sẽ được nhà sản xuất cấp trước khi nhận dầu. Nếu nhà sản xuất cấp thiếu MSDS, thì nên sử dụng MSDS của Công ty. Tất cả mọi người trên tàu nên làm quen với các đặc tính của sản phẩm và các biện pháp phòng ngừa an toàn được liệt kê trong MSDS.
- Tất cả các biện pháp phòng ngừa an toàn được liệt kê trong MSDS phải được theo dõi trong khi tiến hành nhận nhiên liệu, bơm dầu và xử lý.
- Cấm hút thuốc trong lúc nhận nhiên liệu trừ các khu vực an toàn theo qui định
- Cấm tiến hành hàn hoặc công việc nóng trong khi đang nhận nhiên liệu
- Thuyền viên trực nhận nhiên liệu phải tuân thủ hướng dẫn trong sách này
- Nhân viên trực nên tránh hít thở hơi từ dầu hoặc tiếp xúc trực tiếp với dầu
 Sau khi hoàn thành việc bơm dầu, tất cả các phần dầu còn lại trong đường ống rồng nên chuyển lại cho tàu hoặc thiết bị cấp dầu
Qui trình về dầu tràn, rò rỉ hoặc người tiếp xúc trực tiếp với dầu
 Ngay lập tức xiết chặt các thiết bị chuyển dầu và cố gắng ngăn chặn dầu tràn trên boong càng nhiều càng tốt
 Làm các thông báo theo như SOPEP và hướng dẫn khẩn cấp
 Thuỷ thủ của tàu tiến hành lau sạch các thiết bị
 Nếu ở USA ngay lập tức phải thông báo cho:
- Cơ quan ứng cứu tràn dầu
- Thuyền trưởng cảng của Phòng vệ bờ biển Địa phương / Văn phòng an toàn hàng hải
- Các đại lý và các chủ tàu
- Các cá nhân đủ năng lực
 Trong trường hợp người tiếp xúc trực tiếp:
- Rửa sạch vùng bị ảnh hưởng bằng nước, rửa mắt bằng nước được phê duyệt
- Đưa nạn nhân ra khu vực có không khí trong lành
- Nhanh chóng cung cấp thuốc chữa bệnh
 Các thiết bị cứu hoả chữa dầu cháy
 Bơm bọt cứu cháy
 Phun sương với tốc độ thấp
 Xử dụng các bon đi ô xít
 Bột hoá chất khô (DCP)

Câu 11 : Nhiệm vụ của máy trưởng máy 2 vá thợ máytrong quá trình giao nhận nhiên liệu?
 Người phụ trách (Máy trưởng):
- Chịu trách nhiệm tổng thể về đảm bảo việc nhận nhiên liệu an toàn và hợp lý.
- Điền đầy đủ thông tin và ký tên vào danh mục kiểm tra an toàn nhận nhiên liêu và các giấy tờ khác có liên quan
- Soạn Kế hoạch nhận nhiên liệu và tiến hành họp trước khi nhận với đội hỗ trợ và sau đó là đơn vị cung ứng.
- Thường xuyên duy trì thông tin liên lạc với tàu hay phương tiện cấp
 Sỹ quan máy vận hành (máy 3):
- Chịu trách nhiệm trước Người phụ trách (Máy trưởng)
- Bố trí hệ thống và giám sát việc nối ống rồng, đo các két
- Kiểm tra số đo và tính toán số lượng dầu nhiên liệu trên xà lan cấp dầu
- Giám sát quá trình và kiểm tra thường xuyên tốc độ nhận dầu
- Thông báo liên tục về tiến trình cho Người phụ trách nắm được
- Đóng tất cả các van sau khi hoàn thành, giám sát việc tháo nối và rút rỗng các bể chứa cố định
 Các thợ máy:
- Đo đạc
- Hỗ trợ theo chỉ dẫn
Câu 12 : nêu và giải thích các danh mục cẩn kiểm tra an toàn trước khi nhận nhiên liệu?
Danh mục kiểm tra của nhà cung cấp & Tờ khai
Vì sự khác biệt giữa các luật lệ của mỗi nơi, bất cứ khi nào nhà cung cấp cung cấp bản danh mục kiểm tra trước việc nhận dầu thì phải hoàn thành và ký thêm vào danh mục kiểm tra của công ty.
Trước khi bắt đầu các hoạt động giao nhận nhiên liệu
Trước khi bắt đầu bơm chuyển, phải sẵn sàng tất cả các biện pháp an toàn trước khi giao nhận nhiên liệu. Để đảm bảo cho tàu tuân theo các luật và quy định quốc tế, thì công ty đã chuẩn bị các danh mục kiểm tra chi tiết, cũng được chỉ ra dưới đây, mà các danh mục này phải được hoàn thành và được ký vào trước khi bơm chuyển dầu.
Việc xác nhận việc sử dụng các mục ISGOTT V đã được kiểm tra và thực hiện
Câu 13 : trình bày các nguyên tắc trực ca trên cảng? Các công việc cần phải thực hiện trogn công tác bàn giao ca trực?
Nguyên tắc trực ca
Mọi Tàu khi đã buộc cầu An toàn hoặc neo An toàn trong Cảng ở điều kiện bình thường, Thuyền trưởng phải bố trí ca trực thích hợp và hiệu quả nhằm mục đích An toàn. Những yêu cầu đặc biệt có thể cần thiết cho những Tàu có hệ thống máy đẩy đặc biệt hoặc những thiết bị phụ trợ đặc biệt, cho Tàu chở hàng gây nguy hiểm, hàng nguy hiểm, hàng độc hại, hàng dễ cháy hoặc các loại hàng đặc biệt khác.
Bố trí trực ca
Bố trí Trực ca Boong khi Tàu ở trong Cảng phải luôn luôn đầy đủ để:
 Đảm bảo An toàn Người, Tàu, Cảng, Môi trường và hoạt động của toàn bộ máy móc liên quan đến công việc làm hàng.
 Tuân thủ các quy định của Địa phương, Quốc gia và Quốc tế.
 Duy trì nội quy và thông lệ thường ngày của Tàu.
Thuyền trưởng phải quyết định việc bố trí và thời gian của ca trực Boong phụ thuộc vào điều kiện buộc Tàu, loại Tàu và tính chất của công việc
Nếu Thuyền trưởng thấy cần thiết thì bố trí một sỹ quan có năng lực chịu trách nhiệm trực ca Boong.
Đối với các thiết bị quan trọng phải bố trí người trực ca có năng lực.
Máy trưởng phải bàn bạc với Thuyền trưởng đảm bảo bố trí trực ca máy đầy đủ để giữ vững An toàn ca trực máy trong thời gian Tàu ở trong Cảng. Khi quyết định bố trí ca trực máy, bao gồm những thợ máy có năng lực, thì phải quan tâm đến các điểm sau:
 Một Sỹ quan Máy trực ca 24 giờ trong ngày
 Ba thợ máy luân phiên trực ca 4 giờ nghỉ 8 giờ
Giao nhận ca
Sỹ quan và thuỷ thủ đi ca Boong hoặc Máy sẽ không giao ca trực cho sỹ quan và thuỷ thủ nhận ca nếu họ có lý do để tin là người nhận ca không có khả năng nhận nhiệm vụ trực ca có hiệu quả, trong trường hợp đó phải báo ngay cho Thuyền trưởng hoặc Máy trưởng biết. Sỹ quan nhận ca Boong hoặc Máy phải bảo đảm toàn bộ thành viên trong ca trực của họ có đầy đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả.
Nếu lúc bàn giao ca Boong hoặc Máy mà người sỹ quan giao ca đang thực hiện một việc quan trọng thì sỹ quan giao ca phải kết thúc công việc này trừ khi có lệnh của Thuyền trưởng hoặc Máy trưởng.
Bàn giao Trực ca máy
Trước khi bàn giao ca trực máy, sỹ quan nhận ca phải được sỹ quan đi ca thông báo:
 Những mệnh lệnh trong ngày, Mọi lệnh đặc biệt có liên quan đến hoạt động của Tàu, chức năng bảo dưỡng bảo quản, sữa chữa máy Tàu hay thiết bị điều khiển.
 Tính chất của toàn bộ công việc đã thực hiện đối với máy móc, các hệ thống trên Tàu, những người có liên quan và các nguy hiểm có khả năng xảy ra.
 Mức nước và trạng thái của nước hoặc phần còn lại trong các la căn, các két ba lát, các két lắng, các két vệ sinh, các két dự trữ và những yêu cầu đặc biệt để sử dụng và xử lý chúng.
 Mọi yêu cầu đặc biệt có liên quan đến chất thải của hệ thống vệ sinh
 Điều kiện và tình trạng sẵn sàng của thiết bị Cứu hoả xách tay, các trạm chữa cháy cố định và hệ thống báo cháy.
 Những người sửa chữa được uỷ quyền liên quan đến những hoạt động sửa chữa máy ở trên Tàu, chức năng sửa chữa và vị trí làm việc của họ, những người có thẩm quyền khác và những thuyền viên được yêu cầu.
 Mọi quy tắc của Cảng liên quan đến chất thải của Tàu, những yêu cầu về Cứu hoả, sự sẵn sàng của Tàu, đặc biệt trong khi tình trạng thời tiết xấu có thể xẩy ra.
 Những đường thông tin liên lạc sẵn có giữa Tàu và cán bộ trên bờ kể cả Chính quyền Cảng, trong trường hợp có Sự cố xẩy ra hay yêu cầu hỗ trợ.
 Bất kỳ tình huống quan trọng nào đối với An toàn của Tàu, Thuyền viên, Hàng hoá, hay việc bảo vệ Môi trường khỏi Ô nhiễm, và
 Quy trình thông báo cho Chính quyền hữu trách về việc Ô nhiễm môi trường gây nên do hậu quả của các hoạt động của máy Tàu.
Sỹ quan và thợ máy nhận ca trực phải thoả mãn rằng họ đã đươc sỹ quan và thợ máy ca trước thông báo đầy đủ những điều đã đề cập ở trên, và
 Biết được điện thế hiện tại của nguồn điện, độ nóng, ánh sáng và sự phân bố của chúng.
 Biết được khả năng và điều kiện cung cấp nhiên liệu, dầu nhờn, nuớc.
 Phải chuẩn bị sẵn sàng Tàu và các máy móc một cách nhanh nhất có thể được ở chế độ "Standby" hoặc của tình huống khẩn cấp khi có yêu cầu.
Câu 14 : Trình bày các nguyên tắc trực ca trong cảng? Các công việc cần phải thực hiện trong công tác trực ca máy?
Sỹ quan trực ca điều hành máy phải chú ý đến:
 Việc tuân thủ mọi mệnh lệnh, quy trình vận hành cụ thể, và các quy định liên quan đến tình huống gây nguy hiểm và sự phòng ngừa của họ trong toàn bộ các vùng mà họ quản lý.
 Dụng cụ và các hệ thống điều khiển, theo dõi và kiểm tra các nguồn cung cấp năng lượng, các thành phần và hệ thống trong quá trình hoạt động.
 Kỹ thuật, phương pháp và các quy trình cần thiết để ngăn ngừa sự vi phạm các quy tắc chống ô nhiễm của Chính quyền địa phương .
 Tình trạng của nước la căn.
Sỹ quan đi ca Máy phải:
 Trong tình huống có Sự cố, nếu nhận thấy tình huống đó quá cần thiết thì phát chuông báo động, và thi hành mọi biện pháp có thể để ngăn ngừa thiệt hại đối với Tàu, Người ở trên tàu và Hàng hoá.
 Phải hiểu những yêu cầu của sỹ quan trực ca boong có liên quan đến trang thiết bị cần cho việc xếp, dỡ hàng, những yêu cầu bổ sung của việc bơm ba lát và các hệ thống điều chỉnh thế vững khác của Tàu.
 Thường xuyên đi kiểm tra để nhận định thiết bị nào có thể có trục trặc hoặc hư hỏng và đưa ra biện pháp sửa chữa tức thời nhằm đảm bảo cho sự An toàn của Tàu, việc làm hàng, Cảng và Môi trường.
 Đảm bảo đã thi hành các biện pháp phòng ngừa cần thiết trong phạm vi trách nhiệm của mình để ngăn ngừa tai nạn hoặc thiệt hại đối với hệ thống cơ khí, hơi, thuỷ lực, điện tử, điện của Tàu.
 Đảm bảo toàn bộ các sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến sự hoạt động của Tàu, sự điều chỉnh và sửa chữa máy móc của Tàu đã được ghi lại một cách thoả đáng.
Câu 15 : Nêu các công tác theo dõi vật tư dưói tàu? Lập yêu cầu vật tư đối với tàu có và không có sử dụng hệ thốgn quản lý vật tư SMMS?
Theo dõi vật tư dưới tàu
Những yêu cầu đối với tàu
Các yêu cầu vật tư của Tàu phải phản ánh được Kế hoạch Bảo dưỡng dài hạn và được viết vào mẫu có sẵn theo quy định của phòng Vật tư¬. Các yêu cầu phải viết làm 2 bản, một bản gửi về Công ty, một bản lư¬u tại Tàu.
Thuyền trưởng phải đánh số thứ tự các yêu cầu vật tư¬ để thuận tiện trong việc tham khảo, đối chiếu.
Thuyền trưởng phải đảm bảo việc kiểm tra, xem xét, đánh giá các bản kiểm kê vật tư¬ trước khi gửi về một cách đúng đắn. Việc này tạo điều kiện cho việc yêu cầu vật tư¬ của tàu được chính xác và đầy đủ. Sau khi xem xét xong Thuyền trưởng phải ký vào bản kiểm kê đó và gửi về phòng Vật tư¬.
6 tháng một lần Tàu phải gửi về Phòng Vật tư¬ bản Báo cáo kiểm kê vật tư¬ ở trên Tàu theo các biểu mẫu của phòng Vật tư¬.
Để quản lý được nguồn gốc vật tư¬, Thuyền trưởng, Máy trưởng phải đảm bảo những vật tư¬ khi cấp xuống tàu phải có hoá đơn giao nhận đề rõ ngày tháng, đơn vị giao vật tư¬ đó và Giấy Chứng nhận xuất x¬ưởng và/ hoặc Certificate (nếu có). GCN phải phù hợp với quy định của Đăng kiểm, với các Quy tắc, Quy định, Luật và Chỉ dẫn của Quốc gia hoặc Quốc tế.
Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của tàu Thuyền trưởng, Máy trưởng phải đảm bảo những vật tư¬ phế thải phải được thu hồi. Khi tàu có vật tư phế thải thuyền trưởng phải làm order yêu cầu phòng Vật tư có kế hoạch thu hồi ngay khi tàu về Việt Nam hoặc khi ở nước ngoài có điều kiện.
Vật tư¬ dự trữ
Phải luôn có đủ vật tư¬ dự trữ theo yêu cầu trong SOPEP (vật tư¬, dụng cụ chống dầu tràn).
Phải đảm bảo dự trữ tối thiểu theo yêu cầu của đăng kiểm.
Mỗi Tàu phải dự trữ vật tư¬ tối thiểu đủ để sử dụng trong khoảng thời gian ít nhất là 3 tháng. Tuỳ theo tuyến hành trình, cảng đến và kế hoạch bảo quản bảo dưỡng của tàu ta có thể dự trữ nhiều hơn.
Thuyền trưởng, Máy trưởng phải hướng dẫn cho sỹ quan thuyền viên dưới tàu quản lý, sử dụng và đặt vật tư¬ dự trữ trên Tàu một cách hợp lý.
Thời gian liên lạc
Tất cả các nhu cầu về mua sắm vật tư¬ do phòng Vật tư¬ Công ty đảm nhiệm. Nếu việc mua đó cần thiết phải thực hiện ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày lễ thì Thuyền trưởng phải liên lạc với Trưởng phòng Vật tư¬ theo số điện thoại trong “Sổ tay ứng phó sự cố của tàu”.
Lập yêu cầu vật tư đối với tàu không sử dụng hệ thống SMMS
Mỗi trưởng bộ phận phải lập danh sách vật tư mà bộ phận mình có nhu cầu vào các biểu mẫu theo quy định của phòng Vật tư. Tên các danh mục vật tư phải phù hợp với tên theo sổ danh bạ vật tư (ISSA book), trong sổ tay hướng dẫn hoặc trong bản vẽ kỹ thuật.
Trong trường hợp loại vật tư không có trong sổ danh bạ vật tư (ISSA book), trong quyển catalogue của nhà chế tạo hoặc trong bản vẽ kỹ thuật thì phải nêu chi tiết cụ thể trong cột ghi chú.
Số lượng vật tư yêu cầu phải dựa trên Kế hoạch Bảo dưỡng dài hạn của tàu và phải kiểm tra lượng tồn trên tàu, điều kiện tàu hành trình, phù hợp với các quy định về dự trữ trên tàu trước khi quyết định số lượng yêu cầu cần cấp.
Các biểu mẫu yêu cầu vật tư phải được người soạn thảo ký và ghi rõ ngày tháng, cùng với chữ ký của Trưởng bộ phận và Thuyền trưởng trước khi gửi về phòng Vật tư. Những người ký vào biểu mẫu này phải chịu trách nhiệm về sự chính xác trong nội dung của nó.
Khi lập yêu cầu vật tư Trưởng mỗi bộ phận phải viết thành hai bản Yêu cầu phụ tùng và Yêu cầu vật tư riêng biệt để tránh nhầm lẫn.
Lập yêu cầu vật tư đối với tàu sử dụng hệ thống SMMS
Việc yêu cầu Phụ tùng Vật tư phải được thông qua SMMS, chỉ chấp nhận việc đặt mua trong những trường hợp đặc biệt và khẩn cấp.
Máy Trưởng và Đại phó chịu trách nhiệm:
 Bố trí và sắp xếp kho tàng chứa Phụ tùng, vật tư sao cho các khu vực, kho chứa, thùng đựng phải được định danh và được cập nhật vào chức năng Location trong SMMS.
 Cập nhật Maker’s Reference và Code Part No cho Phụ tùng.
 Thực hiện yêu cầu và duyệt Phụ tùng vật tư theo chức năng Requisition.
 Thực hiện cập nhật nhận Phụ tùng, vật tư theo chức năng Goods Receipt Against Purchase Order (GRA) thể hiện rõ số lượng, chất lượng, không đúng quy cách nếu có.
 Các Sỹ quan trên tàu chịu trách nhiệm cập nhật việc tiêu thụ Phụ tùng vật tư thông qua chức năng cấp cho sử dụng (Issue) cho báo cáo công việc (Report Work) hoặc cấp (Issue) có lý do cụ thể.
 Máy Trưởng thực hiện Export SMMS để Thuyền Trưởng gửi file SMMS Export về Công ty phục vụ cho việc mua sắm.
Thời gian yêu cầu
Với vật tư thông thường Thuyền trưởng, Máy trưởng phải đảm bảo gửi yêu cầu vật tư sao cho có thời gian dư đủ để phòng Vật tư có thời gian mua kịp cho tàu. Đặc biệt đối với những vật tư có giá trị lớn như Piston, Sơm mi xi lanh, Mặt quy lát... phải có kế hoạch đặt trước từ 3 đến 6 tháng.
Với nhiên liệu, dầu nhờn, nước ngọt sẽ được cung cấp cho từng hành trình. Các yêu cầu về nhiên liệu, dầu nhờn phải gửi về phòng Vật tư trước 14 ngày
Câu 16 : Vẽ và giải thích sơ đồ yêu cầu vật tư của tàu? Cho ví dụ minh hoạ ?





























Câu 18 : Thế nào là vật tư quan trọng và vật tư khẩn cấp? Theo qui định của đăng kiểm các vật tư nào là vật tư quan trọng cần phải có dự trữ tối thiểu trên tàu ?Cho ví dụ]
Vật tư quan trọng
Yêu cầu dự trữ tối thiểu các phụ tùng quan trọng: Căn cứ vào yêu cầu của Đăng kiểm, loại phụ tùng, từng tàu, tuyến hoạt động, công ty qui định dự trữ tối thiểu cho các phụ tùng quan trọng trên các tàu của công ty như cột (4) trong bảng “Danh mục phụ tùng quan trọng”.
Thuyền trưởng, Máy Trưởng và Đại phó Kiểm soát việc nhập, xuất, sử dụng các phụ tùng vật tư quan trọng cụ thể như sau:
 Máy Trưởng và Đại Phó chịu trách nhiệm chuyển trạng thái (Status) của phụ tùng, vật tư quan trọng từ Normal sang Critical dựa vào “Danh mục các phụ tùng quan trọng” VOSCO Form 308B SOP
 Máy Trưởng, Đại Phó và các Sỹ quan trên tàu chịu trách nhiệm sử dụng Opening Stock hoặc Purchase để cập nhật lần đầu lượng tồn hiện có trên tàu. Có ghi rõ tình trạng: Mới (New), Phục hồi (Reconditioned) hoặc Cũ (Used) hay Thanh lý (Trash) của các phụ tùng quan trọng. Sau đó việc này sẽ phải được thực hiện 6 tháng 1 lần chung cho bộ phận. Khi bàn giao chức danh sỹ quan thì việc kiểm kê và cập nhật phải được tiến hành vào dịp bàn giao cho phần phụ trách Phụ tùng, vật tư của chức danh đó.
 Kiểm soát việc thay mới phụ tùng vật tư quan trọng: Báo cáo chuyên viên phụ trách tàu duyệt việc thay thế. Trong trường hợp khẩn cấp tàu có thể tự quyết định và báo cáo thông số, số lượng thay mới về phòng Kỹ thuật, Vật tư sau. Báo cáo những hạng mục sửa chữa chính, loại và số lượng phụ tùng thay thế trong Noon Report. Bản chính báo cáo BQBD được gửi về phòng Kỹ thuật qua Đại lý.
Vật tư khẩn cấp
Với những trang thiết bị, vật tư cần dùng khẩn cấp ảnh hưởng tới An toàn con người, Tàu, và môi trường thì Thuyền trưởng có thể yêu cầu trực tiếp với người cung ứng. Trong trường hợp này Thuyền trưởng phải tự đánh giá các thông tin về vật tư này và đồng thời phải báo ngay về Phòng Vật tư số trang thiết bị, vật tư cần mua và lý do phải mua khẩn.
Sau khi kết thúc việc cung ứng vật tư khẩn cấp trên Thuyền tr¬ưởng phải gửi Báo cáo bổ sung về phòng Vật tư theo biểu mẫu "Yêu cầu vật tư".
Những yêu cầu khẩn phải ghi rõ "Khẩn" và gửi về Công ty bằng E-mail, Fax hoặc Telex. Chỉ được ghi "khẩn" với trường hợp yêu cầu phải được quan tâm ngay Trong tình huống khẩn cấp.
Tất cả những yêu cầu khác được gửi về Công ty bằng E-mail, Thư, Fax, Telex...tuỳ theo tình hình thực tế.




Về Đầu Trang Go down
https://mt08c.forum-viet.com
Sponsored content





trả lời câu hỏi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: trả lời câu hỏi   trả lời câu hỏi I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
trả lời câu hỏi
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN LỚP MT08C  :: Mục học tập :: Những môn đại cương-
Chuyển đến